Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Biến chứng của bệnh túi thừa thực quản khi không điều trị kịp thời như thế nào?

Cập nhật: 14/07/2021 09:52 | Trần Thị Mai

Túi thừa thực quản là một trong những căn bệnh hiếm gặp, tuy nhiên gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm. Người mắc bệnh túi thừa thực quản thì cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin về bệnh túi thừa thực quản.  

Biến chứng của bệnh túi thừa thực quản khi không điều trị kịp thời như thế nào?

Túi thừa thực quản là gì?

Thực quản là một phần của hệ tiêu hóa, đưa t hức ăn từ miệng đến  dạ dày. Thực quản  có dạng hình ống dài khoảng 25cm và được cấu tạo từ cơ, không có thanh mạc che phủ và dính lỏng lẻo với các cấu trúc xung quanh. Thực quản được chia thành ba phần chính là: Thực quản đoạn cổ, thực quản đoạn ngực và thực quản đoạn bụng.

Túi thừa thực quản là một bệnh hiếm gặp trên lâm sàng, tổn thương đặc trưng của túi thừa thực quản là sự tồn tại một cấu trúc dạng túi, nằm nhô ra khỏi giới hạn bình thường của thực quản.

Túi thừa thực quản thường xuất hiện ở các vị trí nối giữa thực quản với các cấu trúc khác hoặc những điểm yếu của thành thực quản.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do áp lực cao bên trong lòng thực quản do hẹp đoạn dưới hoặc co thắt cơ vùng tâm vị.

Bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện do những nguyên nhân như:

  • Tăng áp lực lòng thực quản do hẹp thực quản, u thực quản, co thắt thực quản...
  • Phì đại hạch bạch huyết do viêm, nhiễm trùng.
  • Do biến dạng co kéo thực quản sẹo xơ, sợi dính từ các tổ chức viêm hoặc sau các lần can thiệp phẫu thuật tại thực quản và những vùng xung quanh.

Tình trạng túi thừa thực quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chiếm tỷ lệ 1% các túi thừa ở đường tiêu hóa 5% các  bệnh nhân có biểu hiện nuốt khó hoặc bệnh lý đường tiêu hóa. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh túi thừa thực quản  như:

  • Người trung niên và người cao tuổi, thường là trên 70 tuổi.
  • Người có tình trạng rối loạn cơ chế nuốt.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác để gây ra bệnh túi thừa thực quản mà chưa được liệt kê ở trên. Do đó bạn đọc nếu có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu để nhận biết túi thừa thực quản

Diễn biến của bệnh túi thừa thực quản có thể phát triển trong khoảng từ 5 – 10 năm với các triệu chứng điển hình như:

  • Nuốt khó: triệu chứng lâm sàng của các nguyên nhân nền gây ra tình trạng túi thừa thực quản như rối loạn co thắt thực quản, hẹp thực quản... Ngoài ra thì túi thừa nằm ở đoạn thực quản cổ cũng sẽ gây ra tình trạng nuốt khó do túi thừa tăng kích thước và đè ép vào lòng thực quản.
  • Hơi thở có mùi hôi, tăng tiết nước bọt.
  • Khó thở và ho do túi thừa ảnh hưởng đến viêm phế quản, viêm phổi.
  • Có triệu chứng đau âm ỉ từ phía sau sương ức nếu túi thừa có kích thước lớn ở thực quản đoạn ngực.
  • Thường xuyên bị ợ hơi, trào ngược thức ăn.
  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi do thức ăn không xuống được dạ dày để tiêu hóa.
  • Nghiêm trọng hơn có thể bị viêm, vỡ và thủng túi thừa thực quản. Lúc này biến chứng có nguy hiểm thì cần được can thiệp ngoại khoa ngay.

Có  những triệu chứng  của bệnh túi thừa thực quản mà chưa được liệt kê ở trên. Do  đó người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe.

Hoặc ngay khi cơ thể có các triệu chứng bất thường thì nên đến ngay những cơ sở chuyên khoa để được thăm khám điều trị đúng cách.

Các biến chứng có thể gặp của túi thừa thực quản là:

  • Trong trường hợp túi thừa to có thể dẫn đến các rối loạn về hô hấp và tuần hoàn vì chèn ép gây nhiễm trùng, nhiễm độc do thức ăn trong túi thừa bị thối rữa.

  • Ảnh hưởng đến động tác nuốt và thở, đồng thời có thể gây ra viêm phổi, áp xe phổi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chèn ép vào các dây thần kinh ở vai, ngực...

  • Túi thừa có thể gây loét, chảy máu, thủng, nếu ở trong ngực thì đưa đến viêm trung thất
  • Ngoài ra, túi thừa có thể bị ung thư hoá do kích thích mạn tính của túi thừa thực quản và thức ăn trong túi thừa (hiếm gặp, chỉ chiếm 0,5% các trường hợp túi thừa thực quản)

tui-thua-thuc-quan
Hình ảnh túi thừa thực quản qua chụp X-quang

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Túi thừa thực quản

Khi nghi ngờ bạn mắc bệnh túi thừa thực quản, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bạn dùng các kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Chụp X-quang thực quản: Kỹ thuật này sử dụng có cản quang, từ đó giúp chẩn đoán có cổ dính vào thực quản, thường nằm từ 1/3 giữa hoặc ngay phần trên của cơ hoành.
  • Tiến hành nội soi thực quản để thấy được cổ túi thừa, các thức ăn trong túi thừa hoặc phát hiện ra biến chứng viêm loét hay thủng..
  • Đo áp lực thực quản: Để đánh giá cường độ các cơn co thắt thực quản và thời gian nghỉ ngơi của van co thắt thực quản.
  • Chụp cắt lớp vi tính: ngoài phát hiện túi thừa còn đánh giá tương quan giữa túi thừa với các thành phần xung quanh, biến chứng viêm loét hay thủng.

Các biện pháp điều trị bệnh Túi thừa thực quản

Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và kích thước của túi thừa mà người bệnh sẽ được chỉ định điều trị phù hợp. Một số các phương pháp d được dùng trong điều trị bệnh như:

  • Đối với những người bệnh chưa có các triệu chứng và kích thước túi thừa dưới 3m thì cần thức hiện thay đổi thói quen sinh hoạt. Ăn nhạt hơn trước và nên nhai kỹ trước khi nuốt, sau khi ăn không nên nằm ngay.
  • Đối với trường hợp kích thước túi thừa to và triệu chứng trầm trọng hơn thì nên tiến hành phẫu thuật hoặc nội soi để cắt bỏ túi thừa thực quản kèm mở cơ thắt thực quản trên hoặc không cắt bỏ mà chỉ khâu treo túi thừa lên và điều trị các triệu chứng.

Trước tiên, người bệnh cần ăn theo chế độ mềm hay lỏng, nằm theo một tư thế thích hợp để dồn thức ăn từ túi thừa ra sau đó phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

Trước đó người bệnh mắc tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản thì nên chú ý điều trị trước khi mở co thắt để tránh hít sặc phải thức ăn.

Phòng ngừa bệnh Túi thừa thực quản

Việc thay đổi lối sống chính là một cách để ngăn ngừa có hiệu quả bệnh viêm túi thừa thực quản diễn  biến nghiêm trọng hơn. Cụ thể như:

  • Nhai thật kỹ trước khi nuốt và nên ăn từng miếng nhỏ.
  • Uống đủ nước để cung cấp cho cơ thể, trong cả bữa ăn và sau bữa ăn.
  • Trong khi ăn cần ngồi thẳng lưng.
  • Ăn thức ăn mềm hay lỏng, dễ nhai nuốt, ít chất xơ. Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, có tính axit

Hy vọng những thông tin về bệnh túi thừa thực quản ở trên đã giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.