Bệnh hoại tử vô mạch là gì?
Bệnh hoại tử vô mạch là căn bệnh về xương xảy ra do mất tạm thời hoặc vĩnh viễn nguồn cung cấp máu tới xương khiến cho các tế bào mô xương dần chết đi, làm xương trở nên mỏng manh và dễ gãy từ bên trong. Vô mạch hoại tử hay còn gọi là hoại tử xương, hoại tử vô trùng và hoại tử xương thiếu máu cục bộ.
Xương khớp hông, xương đùi, xương đầu gối, xương cánh tay, xương vai, xương mắt cá chân… là những vùng xương khớp dễ bị mắc vô mạch hoại tử. Căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng một hoặc nhiều xương cùng một lúc, hay nhiều xương ở những thời điểm khác nhau.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử vô mạch như:
- Bị chấn thương: Các phần xương bị chấn thương, gãy hoặc trật khớp có thể gây ra các thiệt hại hoặc phá hủy đi những mạch máu ở khu vực gần đó. Trong trường hợp không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng thì các tế bào xương này sẽ bị chết đi.
- Do mạch máu bị hẹp: Khi lượng máu vận chuyển đến xương có thể bị ảnh hưởng nếu xương được cấp máu bởi động mach đang bị thu hẹp hoặc tắc.
- Áp lực từ bên trong xương: Khi thực hiện phương pháp điều trị hoặc biến chứng một số bệnh như Legg-calve-Perthes, bệnh Gaucher có thể làm tăng áp lực từ bên trong xương, làm cho cho máu khó thâm nhập hơn.
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân khác gây ra bệnh hoại tử vô mạch mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Triệu chứng bệnh hoại tử vô mạch
Thường ở trong giai đoạn khi mới mắc bệnh vô mạch hoại tử không xuất hiện các triệu chứng. Đến khi bệnh đã diễn biến nghiêm trọng hơn sẽ có các dấu hiệu đau khớp, đặc biệt đến khi mang vác vật nặng sẽ tạo áp lực thì sau đó thì người bệnh đau hơn cả khi ngủ nghỉ. Theo thời gian thì mức độ đau tăng lên.
Một số các triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh hoại tử vô mạch như:
- Ở đầu gối: Khi mắc hoại tử vô mạch ở đầu gối sẽ xuất hiện những cơn đau ở phần trong và trên của đầu gối. Triệu chứng càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh cử động nhiều hơn ở khu vực này.
- Xương vai: Xuất hiện các cơn đau hoại tử vô mạch ở phần xương cánh tay.
- Khớp hông: Lúc này người bệnh có thể bị ảnh hưởng hoặc nghiêm trọng hơn là mất đi chức năng khớp, xương vỡ nhỏ vụn từ phía bên trong, lâu dần gây nên tàn tật.
- Khớp háng: Các cơn đau có thể lan từ vùng háng đi xuống đến đùi, khu vực đầu gối.
- Ngoài ra còn có các vị trí khác bị ảnh hưởng khi người bệnh mắc hoại tử vô mạch như: mắt cá chân, bàn chân, bàn tay, cổ tay, cột sống, hàm…
Bệnh hoại tử vô mạch có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, do đó ngay khi mắc các triệu chứng của bệnh hay có những dấu hiệu khác thường thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách, có hiệu quả hơn.
Các phương pháp điều trị bệnh hoại tử vô mạch
Điều trị bệnh hoại tử vô mạch nhằm mục đích ngăn chặn việc tiếp tục mất xương. Một số các biện pháp phổ biến dùng trong điều trị bệnh như:
Điều trị nội khoa
Sử dụng những loại thuốc trong điều trị bệnh hoại tử vô mạch để giảm đau, sưng, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) như aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác)... Người bệnh nên sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đồng thời người bệnh cũng nên hạn chế hoạt động các khớp để không làm tổn thương và xương cũng có thời gian hồi phục tốt hơn.
Thực hiện bài tập vật lý trị liệu: Các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với mức độ bệnh sẽ giúp duy trì và cải thiện được phạm vi chuyển động và nâng cao hơn tầm hoạt động của khớp xương.
Kích thích điện: Phương pháp kích thích điện sẽ rất tốt cho xương và giúp thúc đẩy khả năng phát triển của xương.
Phương pháp ngoại khoa
Nhận thấy tình trạng bệnh diễn biến phức tạp và chuyển hướng xấu đi thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật để chữa trị bệnh hoại tử vô mạch. Trên thực tế có 4 loại phẫu thuật hiện nay như:
Giải nén xương: Đây là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ đi một phần của lớp bên trong xương nhằm giảm đi áp lực trong xương, hạn chế cảm giác đau, kích thích được sản xuất xương mới.
Cấy ghép xương: Phương pháp điều trị này sẽ lấy xương khỏe mạnh từ phần khác của cơ thể và cấy ghép vào khu vực bị bệnh.
Định hình lại xương: Nhằm giảm được áp lực trên những khu vực bị ảnh hưởng do mắc bệnh vô mạch hoại tử bằng cách căn chỉnh, uốn nắn lại xương.
Thay thế xương: phẫu thuật thay khớp tự nhiên sang khớp nhân tạo, tuy nhiên phương pháp này cần mất vài tháng phục hồi, bao gồm cả thời gian học tập để sử dụng khớp mới.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh hoại tử vô mạch, hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh thắc mắc gì hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp chi tiết nhất.