Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Có những dấu hiệu nào để nhận biết tình trạng vàng da sơ sinh?

Cập nhật: 10/03/2022 05:12 | Trần Thị Mai

Vàng da sơ sinh là hiện tượng da, kết mạc mắt trẻ có màu vàng thường là do tăng bilirubin gián tiếp. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và xuất hiện ở khoảng 60% những trẻ đủ tháng và đến 80% trẻ bị sinh non. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn bệnh vàng da sơ sinh ở bên dưới bài viết.  

Có những dấu hiệu nào để nhận biết tình trạng vàng da sơ sinh?

Nguyên nhân gây ra vàng da sơ sinh

Tình trạng này thường  gặp ở trẻ  sơ sinh từ khoảng ngày thứ hai sau sinh và kéo dài từ 1 - 2 tuần sau đó. Khi mới mắc bệnh thì da mặt, củng mạc mắt của bé sẽ có màu vàng. Lâu dần sẽ lan xuống bụng, ngực, rốn, nghiêm trọng hơn lan ra cả tứ chi, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Nguyên nhân  gây ra vàng da ở trẻ sơ sinh là do gan của trẻ chưa hoàn thiện để loại bỏ bilirubin trong máu (sắc tố màu vàng  của các chất thải  ra khi hồng cầu bị phá hủy) nên có nguy cơ mắc vàng da cao. Trong quá trình còn là bào thai thì người mẹ sẽ thay thế con thực hiện quá trình này nên sau khi sinh trẻ phải tự sản xuất ra lượng lớn các tế bào máu và thoái hóa nhanh.

Bên cạnh đó các nhóm đối tượng trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh vàng da như:

  • Trẻ sinh non: Các trẻ sinh non trước 37 tuần sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh vàng da sinh lý vì lúc này gan không có khả năng  xử lý bilirubin so với những trẻ em được sinh đủ tháng.
  • Những trẻ bị bầm tím trong khi sinh: Qúa trình sinh thường hoặc sinh mổ đều có thể để lại những vết bầm tím trên cơ thể trẻ, điều này khiến cho trẻ sẽ có nguy cơ cao bị vượt ngưỡng bình thường của bilirubin.
  • Do nhóm máu: Trường hợp mẹ có nhóm máu 0 hoặc nhóm máu Rh thì khả năng trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị vàng da. 
  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn: Khi trẻ bú mẹ  sẽ có nguy cơ  mắc bệnh vàng da cao hơn nhóm đối tượng trẻ uống sữa công thức. Trong sữa mẹ có quá nhiều Vitamin A nhưng sẽ mang lại nhiều kháng thể để giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật tốt hơn.

Ngoài ra sẽ còn nhiều các  nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da mà chưa  được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc  mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng vàng da

Hiện nay vàng da được chia thành 2 dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Với mỗi dạng vàng da trẻ  sơ sinh sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau. Cụ thể như:

Dấu hiệu nhận biết vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý là tình trạng trẻ bị vàng da sau khi sinh đến 24 giờ và sẽ thuyên giảm trong khoảng 1 tuần đến 2 tuần sau khi sinh.

 Ở mức độ nhẹ thì bệnh vàng da sinh lý sẽ chỉ kèm theo các triệu chứng như thiếu máu, bỏ bú, mệt mỏi, đi tiểu ra nước màu vàng hoặc sẫm màu hơn.

Đến khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi sẽ biến mất tình trạng vàng da sinh lý do lúc này gan đã hoàn thiện hơn và tự thực hiện quá trình thải chất độc ra bên ngoài cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết vàng da bệnh lý

Khi bị tình trạng vàng da bệnh lý sẽ xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau khi sinh  tình trạng vàng da đậm và không thể khỏi sau khoảng 1 - 2 tuần khi sinh mà xuất hiện với mức độ toàn thân, củng mạc mắt, lòng bàn tay, lòng bàn chân kèm theo đó  là những triệu chứng trẻ bỏ bú, co giật…

Ngay khi nhận thấy trẻ sơ sinh có các triệu chứng nghiêm trọng hơn dưới đây thì phụ huynh nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm, bao gồm:

  • Xuất hiện tình trạng vàng da trước 24 giờ sau khi sinh.
  • Vàng da lan ra toàn thân và mỗi lúc một rõ hơn.
  • Tốc độ vàng da cũng tăng nhanh hơn.
  • Bị vàng da kéo dài hơn 2 tuần đối với trẻ đủ non và trên 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng.
  • Nhận thấy trẻ có các triệu chứng khác như: tần suất bú giảm, chướng bụng, ngưng thở, nhịp tim đập chậm, thân nhiệt bị hạ,  trọng lượng cơ thể giảm nhanh chóng, bề mặt da xanh xao, ngủ li bì, co giật, hôn mê…

Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất kém, đặc biệt là trẻ sinh non nên phụ huynh cần chú ý đến sức khỏe của trẻ và chăm sóc kỹ lương. Ngay khi nhận tháy trẻ có dấu hiệu vàng  da bất thường nên đi khám để xác định được nguyên nhân gây ra bệnh và điều trị kịp thời.

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh non tháng đặc biệt nguy hiểm, diễn tiến nhanh. Nếu không được phát hiện hay điều trị sớm sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh, gây tử vong hoặc các di chứng nặng nề.

benh-vang-da
Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị

Các phương pháp điều trị bệnh vàng da sơ sinh

Trường hợp bị vàng da sinh lý mức độ nhẹ thì tình trạng vàng da sẽ dần biến mất nếu phụ huynh cho con tích cực tắm nắng hàng ngày từ khoảng 7 - 7h30 sáng. Phơi nắng sẽ đem lại nhiều lợi ích như chống còi xương, bổ sung Vitamin D để trẻ nhanh hết vàng da. Khi thực hiện phơi nắng thường xuyên trẻ sẽ khỏi bệnh sau khoảng từ 1 - 2 tuần.

Đối với những trường hợp bị vàng da mức độ nghiêm trọng hơn người bệnh sẽ  chỉ định trẻ  thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bilirubin để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện có hai loại diều trị chiếu đèn để thực hiện phương pháp quang trị liệu phá vỡ được bilirubin trong cơ thể trẻ như:

  • Chiếu đèn thông thường: Đặt trẻ nằm lên giường và chiếu sáng tia cực tím. Để ánh sáng giúp phá vỡ bilirubin nhưng không gây ra những tổn hại cho gan. Sau mỗi khoảng từ 3 - 4 tiếng thì sẽ dừng chiếu đèn để trẻ bú mẹ.
  • Điều trị sợi quang: Bọc trẻ trong chăn có chứa sợi quang học để ánh sáng tỏa trực tiếp lên bề mặt da của trẻ. Phương pháp này mẹ có  thể bế trẻ và cho bú bình thường.
  • Phương pháp truyền máu sẽ được chỉ định thực hiện để điều trị những trường hợp vàng da sơ sinh nghiêm trọng. Cách này trẻ được truyền máu để thay thế lượng máu đã bị tổn thương bằng những tế bào hồng cầu khỏe mạnh hơn từ đó làm giảm đi nồng độ bilirubin.

Song song với quá trình điều trị thì phụ huynh cần chăm sóc trẻ đúng cách như:

  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua sữa mẹ cho trẻ.
  • Nên cho trẻ bú thường xuyên không cần thay thế bằng sữa công thức hoặc nước lọc. Chú ý cho trẻ bú ngay cả khi trẻ đang ngủ để làn da trẻ nhanh được sáng hơn.
  • Chú ý việc chăm sóc rốn, giữ gìn vệ sinh thân thể và giữ ấm cơ thể cho trẻ hàng ngày.
  • Tắm nắng đúng cách và trong khoảng thời gian buổi sáng ngay khi có nắng, buổi chiều lúc ánh nắng dịu xế chiều. Điều này giúp trẻ tránh được các tác nhân gây ra bệnh vàng  da sơ sinh.
  • Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan mà nên theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ bệnh vàng da sơ sinh, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.