Bệnh đau nhức toàn thân
Đau nhức toàn thân là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải, căn bệnh phổ biến thường mắc ở người già, người trong độ tuổi trung niên. Theo thống kê của Hội Thấp khớp học Việt Nam, tỷ lệ người bệnh có biểu hiện đau nhức toàn thân chiếm khoảng 0,5% dân số nước ta, gặp ở cả người trẻ tuổi và người già, phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Nguyên nhân của bệnh đau nhức toàn thân
Hiện nay, hiện tượng bị đau nhức toàn thân chưa có nguyên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể là sự rối loạn hoặc có những bất thường trong hệ thống thần kinh nội tiết.
Bên cạnh đó, việc vận động quá mức, chơi thể thao ở cường độ cao, tư thế nằm, ngồi không đúng, thay đổi thời tiết hoặc cơ thể thiếu can xi,..cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh này. Thêm nữa, một số trường hợp khác cũng có thể khiến cơ thể bị nhức mỏi toàn thân như bạn bị mắc các bệnh như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh ngoại biên,…
Tình trạng đau nhức toàn thân kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đời sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Vì thế mỗi người cần lựa chọn cách chữa phù hợp để tránh biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng đau nhức toàn thân
Đau mỏi cổ
Đau mỏi cổ là triệu chứng điển hình của chứng đau những toàn thân. Bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở cổ , có thể lan xuống vai, gáy, xảy ra cả ở nam lẫn nữ, mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân của đau mỏi cổ có thể là do thời tiết thay đổi, gối đầu quá cao khi ngủ, ngồi trước màn hình vi tính, ti vi quá lâu, ít vận động, thường xuyên gội đầu vào ban đêm,..hoặc do bạn bị các tổn thương cột sống cổ.
Bệnh thường xảy ra ở những người đang ở độ tuổi trung niên từ 30-40 tuổi và những người hay làm việc ở một tư thế trong một thời gian dài, ít vận động, tập luyện thể dục thể thao hoặc những người có vấn đề về xương khớp.
Đau mỏi vai gáy
Bệnh đau mỏi vai gáy thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là đối với những người phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Đây là một dạng đau nhức toàn thân do rối loạn thần kinh cơ gây ra, bạn có thể thường gặp tình trạng này sau khi ngủ dậy vào buổi sáng với 2 bả vai nhức mỏi, khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh có thể liên quan đến hệ thống xương khớp, mạch máu vùng vai và gáy do rối loạn tuần hoàn máu gây thiếu máu ở vùng đốt sống cổ hoặc do cơ thể đang bị cảm. Ngoài ra, còn có thể do một số nguyên nhân khác như sử dụng gối quá cao, nằm không đúng tư thế và ít vận động.
Mỏi gáy khi làm việc
Để cải thiện sức khỏe bạn nên vận động và tập thể dục nhiều hơn. Bệnh đau vai gáy thường xuyên xuất hiện ở những người lớn tuổi có hệ thốn miễn dịch, hệ thống cơ xương khớp và khả năng vận động giảm; những nhân viên văn phòng ngồi quá nhiều trước máy tính; người chơi thể thao quá mức gây ảnh hưởng đến dây chằng.
Nhức mỏi cánh tay
Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn vừa ngủ dậy hoặc vào cuối giờ làm việc.
Nguyên nhân dẫn đễn việc nhức mỏi cánh tay có thể là do tư thế ngủ đè vào tay khiến giảm sức lưu thông mạch máu, tham gia hoạt động thể thao quá sức, làm việc nặng, cơ thể thiếu can xi, bị các bệnh về xương khớp, chấn thương mạch ở tay, người bị các bệnh tiểu đường, thiếu máu não, sử dụng thuốc kháng sinh với liều cao,…
Bị đau lưng
Đau lưng có thể do chấn thương, bong gân, trật vẹo vùng thắt lưng, tư thế không đúng, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống,…Những người thường xuyên, dễ bị đau lưng là những người mắc bệnh béo phì, ít hoạt động thể chất, những người trung niên có độ tuổi từ 30-40 tuổi, những người có tiền sử mắc bệnh về khớp, thường xuyên hút thuốc,…
Bệnh đau lưng bao gồm 3 loại:
- Đau lưng cấp tính thường kéo dài 6 tuần.
- Đau lưng bán cấp kéo dài từ 6-12 tuần.
- Đau lưng mãn tính đau ít nhất trong vòng 12 tuần.
Bệnh nhức mỏi chân
Bệnh nhức mỏi chân khiến cho bạn cảm thấu đùi và bắp chân có cảm giác nhức, tê và đôi khi xuất hiện chuột rút. Hội chứng này có thể do cơ thể bị thiếu can xi, vitamin D, mắc một số bệnh lý về xương khớp, phụ nữ sau sinh, thừa cân, béo phì, thay đổi thời tiết, hoạt động chân quá mạnh, ngồi một chỗ quá lâu hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc,…
Khi thấy cơ thể có dấu hiệu đau nhức toàn thân, hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Vì chúng là triệu chứng cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm
Phương pháp điều trị hiệu quả
Điều trị bằng thuốc
- Bạn có thể điều trị bằng thuốc Elavil và flexeril, uống trước khi đi ngủ từ 1-3 tiếng. Thuốc có thể khiến bạn dễ buồn ngủ vì vậy bạn nên uống thuốc vào ban ngày. Những ngày đầu mới dùng thuốc, bạn có thể nằm mơ gặp ác mộng, ngủ nhiều hơn,..Những phản ứng này có thể sẽ thuyên giảm dần, bạn không nên bỏ thuốc trong thời gian điều trị.
- Thuốc NSAID truyền thống: Ibuprofen, Naproxen tăng cường hoạt chất kháng viêm, chống viêm xương khớp tối đa.
– Thuốc giãn cơ: Coltramyl, Mydocalm giúp giãn cơ vân, giải phóng chèn ép, giảm đau tức thì.
– Thuốc chống trầm cảm: Thuốc Trazodone, Amitriptylin giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp toàn thân.
Điều trị bằng cách thay đổi lối sống
- Bạn nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Không sử dụng các chất kích thích rượu bia,…
- Không nên để thần kinh quá lo lắng, căn thẳng,…
- Không nên làm việc quá sức,…
Vận động hợp lý
Khi bạn không thường xuyên vận động sẽ làm cơ thể suy nhược, gân cốt không được dẻo dai và khiến bệnh đau nhức toàn thân sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể tìm hiểu các hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên xương như bơi lội, đạp xe tại chỗ,…
Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi
Cách đơn giản và hiệu quả để giảm đau tại nhà chính là trong giai đoạn cơ thể đau nhức có thể thực hiện các hoạt động như thư giãn trong hồ bơi, ngâm mình dưới nước nóng, xoa bóp cơ… Vì thông thường thời gian để hồi phục đau nhức cơ thể trong khoảng từ 5 – 7 ngày.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Tăng cường bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như sữa, rau dền, cá, trứng, ngũ cốc…; Curcumin là một hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ có khả năng chống oxy hóa cao và tác dụng kháng viêm mạnh. Do đó, curcumin đã được chứng minh là giúp giảm đau trong cơn đau nhức cơ bắp trì hoãn khởi phát (DOMS) và tăng tốc độ hồi phục sau khi tập thể dục.
Giảm đau nhức bằng cách châm cứu
Đây là cách giảm đau nhức bằng việc cân bằng con đường năng lượng tự nhiên trong cơ thể. Các chuyên gia sẽ sử dụng những cây kim mảnh, nhỏ xuyên vào da tại các huyệt đạo liên quan đến nguồn gốc cơn đau. Khi châm cứu cơ thể sẽ được giải phóng serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác hạnh phúc và giảm bớt đau nhức.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã có thêm những kiến thức về hiện tượng đau nhức toàn thân và cách điều trị hiệu quả. Tất cả các thông tin trên được Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp cung cấp. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.