Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Cập nhật: 16/03/2022 11:14 | Trần Thị Mai

Tiêu chảy là tình trạng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh tiêu chảy? Có cách nào để điều trị tiêu chảy? Các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn thông tin về bệnh tiêu chảy.  

Triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi phân lỏng hoặc phân nước từ 3 lần/ ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy như:

  • Do nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella, ký sinh trùng như giardia. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ em. 
  • Ngộ độc thức ăn.
  • Xuất hiện khối u thần kinh trong đường tiêu hóa.
  • Mắc bệnh Hirschsprung khi trẻ được sinh ra bị thiếu những tế bào thần kinh trong cơ bắp của một phần hoặc toàn bộ đại tràng.
  • Xơ nang: Bệnh sẽ gây tích tụ chất nhầy dày ngăn cản cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Bị rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan ở trong hệ thống đường tiêu hóa.
  • Do cơ thể bị thiếu kẽm.

Bên cạnh đó còn có những đối tượng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy như:

  • Trẻ sống trong gia đình có nhiều thành viên, vệ sinh kém, trẻ bị còi cọc, suy dinh dưỡng và trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
  • Trẻ ăn các loại thực phẩm bẩn, nguồn nước ô nhiễm cũng sẽ là nguy cơ gây ra bệnh tiêu chảy.
  • Việc sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy.

Khi đã biết được các nguyên nhân gây ra bệnh thì mọi người sẽ có thắc mắc tiêu chảy có gây lây nhiễm cho những người xung quanh. Khi người khỏe mạnh vô tình chạm vào phân của người nhiễm bệnh thì cũng có thể gây ra lây nhiễm bệnh, đặc biệt khi thay tã cho trẻ bị mắc tiêu chảy. Các bậc phụ huynh nên chú ý trong quá trình thay tã cho con trẻ.  Bên cạnh đó khi vô tình chạm vào đồ dùng có dính phân của người bệnh rồi bốc thức ăn cũng sẽ dễ lây bệnh tiêu chảy.

Ngoài ra sẽ còn có rất nhiều các nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy nếu chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Trong trường hợp nhận thấy trẻ có các triệu chứng tiêu chảy kéo dài từ 2 - 3 tuần kèm theo nôn mửa, mất nước nghiêm trọng thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu mắc phải tình trạng cấp tính với dấu hiệu đau bụng, buồn nôn đi ngoài thường xuyên thì có thể tiến hành điều trị tại nhà.

Bổ sung điện giải và nước

Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ dễ bị mất nước nên các bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung nước và điện giải như:

Pha oresol với 1 lít nước và cho uống trong ngày.

Ăn cháo muối: nấu cháo bằng cách cho một nắm gạo vào nấu cùng với nước đun sôi cho đến khi hạt gạo nở ra. Sau đó tiến hành chắt nước cháo để uống. Tuy nhiên nước cháo chỉ nên dùng trong khoảng 6 giờ.

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi: nên dùng từng thìa cho trẻ uống. Nếu trẻ bị nôn thì nên đợi sau khoảng 5 - 10 phút để tiếp tục uống.

Uống nước gạo lứt rang

Nước gạo lứt rang sẽ giúp bù lại lượng nước đã mất, đồng thời đào thải ra độc tố cho gan, giải nhiệt và làm sạch máu cho trẻ em.

Cách làm nước uống gạo lứt rang:

Sử dụng gạo lứt rang lên cho vàng rồi đổ vào đó khoảng 2 lít nước. Tiếp đến đun sôi đế khi gạo chín mềm hơn thì tắt bếp, chắt nước đó ra để uống và chia thành nhiều lần uống trong ngày cho trẻ.

Nước hồng xiêm

Hồng xiêm có vị ngọt, tính mát, sinh tân dịch giúp hỗ trợ tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt trong hồng xiêm có chứa  chất Tanin tác dụng rất tốt cho việc điều trị tiêu chảy.

Cách làm nước hồng xiêm:

  • Dùng hồng xiêm xanh thái thành các lát mỏng đem phơi khô sau đó sao vàng lên và sắc lấy nước uống.
  • Sử dụng mỗi ngày uống 2 lần.
benh-tieu-chay
Súp cà rốt rất tốt cho trẻ bị tiêu chảy

Súp cà rốt

Trong cà rốt có chứa chất pectin khi vào ruột sẽ trương nở thành một dạng keo nên sẽ làm dịu nhu động ruột hạn chế tình trạng được các triệu chứng của tiêu chảy. Bên cạnh đó còn tạo được vi khuẩn nội sinh phát triển lấn át lên sự men thối của vi khuẩn ở ruột già và mau chóng hồi phục. Bên cạnh đó cà rốt còn chứa nhiều muối khoáng, kali để bù đắp tốt hơn chất điện giải mất đi do tiêu chảy.

Cách nấu súp cà rốt: Rửa sạch và gọt vỏ khoảng 500g cà rốt, thái mỏng thành lát và cho vào xoong đun cùng với 2 lít nước. Tiếp đến nghiền nát, lọc rây và thêm 3g muối để đun sôi cho trẻ ăn.

Ăn lá mơ

Dùng lá mơ tía rửa sạch sau đó ngâm nước muối loãng 5 phút tiếp đến vớt ra để ráo, đem giã nhỏ trộn đều với 1 quả trứng gà, cho thêm 1 chút muối. Cho thêm dầu vào chảo và đổ hỗn hợp trộn vào, rán đến khi chín vàng đều 2 mặt.

Đem cho trẻ ăn mỗi ngày 2 lần/ ngày để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do tiêu chảy.

Nước búp ổi non

Búp ổi non có tính đắng, tinh dầu, bị ấm và chứa hàm lượng lavonoid kích thích cơ trơn ruột, giảm đau bụng do tiêu chảy nên cũng được dùng để chữa bệnh đường ruột rất tốt. Các thành phần trong lá ổi giúp kháng khuẩn, làm săn niêm mạc và giảm dịch tiết tại ruột.

Lấy 20g gừng tươi, 20g búp ổi non, 10g vỏ quýt khô đem sắc cùng 2l nước cho đến khi còn lại 500ml thì chắt ra, cho trẻ uống thành 2 lần trong ngày.

Trong quá trình điều trị tự tiêu chảy tại nhà cho trẻ thì các bậc phụ huynh cần chú ý:

- Bù nước để tránh mất nước do tiêu chảy.

- Ăn đồ ăn lỏng để dễ phục hồi niêm mạc đường ruột và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

- Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những triệu chứng nghiêm trọng hơn như ăn kém, bú kém, nôn nhiều, đi ngoài ra máu, sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm…

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ các cách điều trị bệnh tiêu chảy tại nhà, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.