Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu các biến chứng nguy hiểm của bệnh lao phổi

Cập nhật: 18/02/2022 07:10 | Trần Thị Mai

Bệnh lao phổi là gì? Bệnh có thể lây truyền qua đường nào? Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng bệnh? Phương pháp điều trị bệnh ra sao?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về bệnh lao phổi.  

Tìm hiểu các biến chứng nguy hiểm của bệnh lao phổi

Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi

Lao phổi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp và có thể gây ra tác động mạnh đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Vi khuẩn gây ra lao phổi là do Mycobacterium tuberculosis. Các vi khuẩn này có thể cư trú, sinh sôi, phát triển ở nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra bệnh lao.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao phổi

  • Tất cả mọi lứa tuổi và giới tính đều có nguy cơ mắc bệnh lao phổi, tuy nhiên những người sống thường xuyên trong môi trường độc hại, khói bụi mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao.
  • Bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu như mắc HIV, ung thư, hóa trị liệu sẽ là yếu tố khiến cho bệnh lao phổi phát triển nhanh chóng hơn.
  • Người trở về từ vùng có dịch lao.
  • Người thường xuyên sống ở những nơi chưa có đủ điều kiện kinh tế để chăm sóc sức khỏe y tế.
  • Người thường xuyên chăm sóc người nhà hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh lao.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh lao

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao sẽ rất khó để phát hiện vì triệu chứng khá giống với nhiều bệnh lý khác. Các dấu hiệu điển hình của bệnh lao phổi như:

  • Ho: đây là triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi. Nhiều nguyên nhân sẽ gây ra ho như viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi… Ho kèm theo đờm hoặc nghiêm trọng hơn có kèm theo máu. Thời gian ho có thể kéo  dài từ 3 tuần đến vài tháng.
  • Đau ngực, khó thở: Đau ngực rất dễ để nhận biết tình trạng lao phổi, do ho nhiều làm ức chế đến phế quản và gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, đặc biệt khi phổi bị tổn thương thì sẽ càng có triệu chứng đau hơn và lúc này khả năng trao đổi khí sẽ khó khăn hơn.
  • Trọng lượng cơ thể giảm nhanh chóng: Thường những người mắc lao phổi đều gặp phải triệu chứng sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Sốt, thân nhiệt tăng cao: sốt thất thường hoặc hay bị sốt nhẹ về buổi chiều.
  • Ra mồ hôi: Khi mắc lao phổi sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật nên bị ra mồ hôi trộm giống như ở trẻ em.
  • Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng, dễ bị căng thẳng, stress quá mức, ngủ không ngon…

Danh mục về triệu chứng lao phổi ở trên chưa được liệt kê đầy đủ và tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh mà mỗi người sẽ xuất hiện dấu hiệu của bệnh khác nhau. Để được điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Các biến chứng của bệnh lao phổi

Trong trường hợp không điều trị bệnh lao phổi trong giai đoạn sớm người bệnh có thể mắc phải các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

  • Tràn dịch màng phổi: xuất hiện dịch có màu vàng chanh hoặc đôi khi là dịch hồng hoặc đỏ do có chứa nhiều protein, lympho bào. Cùng với đó tình trạng tràn khí màng phổi xảy ra do một hang lao thông với hang màng phổi. Người bệnh sẽ nhận thấy dấu hiệu đau ngực đột ngột ở một bên, khó thở. Trong trường hợp khí và dịch tràn ra quá nhiều sẽ làm ép phổi lại và có một thể tích nhỏ như vậy không đủ để cung  cấp khí cho người bệnh nên dễ gây ra ngạt thở và tử vong. 
  • Lao thanh quản: Triệu chứng dễ nhận biết của tình trạng này là nuốt đau, giọng nói bị thay đổi, khàn tiếng, tai đau... Nếu đi khám sẽ thấy dây thanh âm bị loét hoặc nhiều nơi khác trên đường hô hấp, lúc này cần xét nghiệm đờm trực khuẩn Koch khi nhận thấy bệnh lao đang tiến triển.
  • Nấm Aspergillus phổi: đối với các trường hợp bệnh lao đã được chữa khỏi sẽ có các hang, hang này có thể bị nhiễm nấm Aspergillus fummigatus. Khi bị nhiễm nấm này kèm theo ho ra máu nặng sẽ gây tử vong.
  • Rò thành ngực: Việc sử dụng thuốc không đủ liều lượng, thời gian có thể gây ra rò thông phế quản và thành ngực.

Để hạn chế tới mức tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh lao phổi thì người bệnh nên thực hiện điều trị bệnh lao phổi theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và không tự ý điều trị theo sở thích cá nhân.

benh-lao-phoi

Điều trị bệnh lao phổi hiệu quả cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

Cách chữa trị bệnh 

Bệnh lao phổi hoàn toàn có thể được điều trị nếu người bệnh theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và bệnh không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người nữa.

Hầu hết các trường hợp khi mắc bệnh lao sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ mắc bệnh mà mỗi người sẽ dùng những loại thuốc khác nhau.

Muốn đạt hiệu quả cao trong điều trị thì người bệnh cần ghi nhờ ngày giờ uống thuốc, theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để từ đó cải thiện nhanh những triệu chứng gây ra bệnh.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân mắc lao phổi

Đeo khẩu trang là điều bắt buộc khi mắc bệnh và muốn tiếp xúc với người khác thì cần che tay khi ho, hắt hơi, nên khác đờm đúng nơi quy định hoặc ở những nơi có thể xử lý hủy theo đúng phương pháp. Thường xuyên sử dụng ánh sáng để chiếu vào nơi ở, phòng ngủ và những vật dụng của người bệnh dùng. Trong phòng ngủ nên mở cửa sổ, cửa phòng để gió lưu thông từ đó giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.

Nên xử lý chất thải của người bệnh như đờm, đồ dùng cá nhân đúng cách để hạn chế vi khuẩn lao lây lan ra cộng đồng. Trường hợp người bệnh bị nhiễm HIV/ AIDS cần uống INH 300mg/ngày trong suốt thời gian 6 tháng để dự phòng lao. Trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý như loét dạ dày, đái tháo đường... nên tầm soát bệnh lao thường xuyên để phòng ngừa bệnh. Tốt nhất nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng bệnh lao để điều trị sớm, phòng ngừa biến chứng.

Trên đây là những thông tin về bệnh lao phổi được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều những thông tin y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.