Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu các yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh ung thư khoang miệng

Cập nhật: 19/10/2022 08:22 | Trần Thị Mai

Ung thư khoang miệng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong ngày càng tăng cao. Bệnh có các triệu chứng giống với những viêm nhiễm ở miệng nên giai đoạn muộn mới phát hiện ra bệnh. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh ung thư khoang miệng.  

Tìm hiểu các yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh ung thư khoang miệng

Bệnh Ung thư khoang miệng là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Ung thư khoang miệng là sự biến đổi ác tính niêm  mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng. Ung thư khoang miệng  bao  gồm: Ung thư môi, lợi hàm dưới và lợi hàm trên, khe liên hàm, khẩu cái cứng, lưỡi, niêm mạc má và sàn miệng.

Bệnh này thường gặp ở độ tuổi từ 50 – 70, có trên 90% người bệnh ở độ tuổi trên 45 mắc bệnh và tăng ổn định đến 65 tuổi sau đó lại giảm dần.

Hiện tại chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư khoang miệng, bên cạnh đó có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Hút thuốc lá: Dù hút thuốc lá ở bất cứ hình thức nào cũng đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là những người hút tẩu hoặc xì gà. Đây là yếu tố có liên quan mật thiết đến các trường hợp mắc ung thư khoang miệng.
  • Rượu cũng trở thành yếu tố gây ra bệnh, nếu đơn độc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh 2-3 lần, tuy nhiên khi kết hợp rượu với thuốc lá thì bệnh có thể tăng gấp 15 lần.
  • Thói quen nhai trầu: Người thường xuyên nhai trầu sẽ có nguy cơ bị mắc ung thư khoang miệng cao gấp 4 – 35 lần. Vì do việc nhai trầu liên quan đến tổn thương tiền ung thư. Bên cạnh đó các thành phần của trầu sẽ tạo nên màu đỏ đọng lại ở lợi hàm dưới. Khi nhai trầu thì hành động này sẽ tạo ra việc cọ xát với niêm mạc, má làm cho niêm mạc miệng thường xuyên phải chịu tác động hóa học.
  • Người mắc hội chứng Plummer-Vinson: Đây là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên và có nguy cơ gây ra bệnh ung thư khoang miệng.
  • Mắc tổn thương tiền ung thư: các tổn thương tiền ung thư thường gặp là bạch sản, hồng sản và xơ hóa dưới niêm mạc. Mặc dù các tổn thương này chưa phải là ung thư nhưng sẽ có nguy cơ chuyển thành ung thư khi gặp phải tác nhân gây ra ung thư tác động tới.
  • Do sự thiếu hụt dinh dưỡng Vitamin A hoặc ß-caroten sẽ trở thành yếu tố gây ra ung thư khoang miệng.

Ngoài ra sẽ còn các yếu tố khác mà chưa được liệt kê ở trên, nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

>> Tham khảo thông tin xét tuyển cao đẳng điều dưỡng của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Các triệu chứng nhận biết ung thư khoang miệng

Ở giai đoạn đầu mắc bệnh sẽ rất khó để phát hiện ra các triệu chứng của bệnh và nhiều khi sẽ bị nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác, do đó không điều trị sớm và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh ung thư khoang miệng như:

  • Bị đau trong miệng: khi mới mắc bệnh thì sẽ cảm thấy đau hoặc đau ở một vị trí nào đó khi chạm vào miệng.
  • Loét miệng: Da miệng bị loét và gây đau, lúc này khối u có thể xâm lấn đến dây thần kinh xung quang, khoang mũi và trong tai sẽ có cảm giác đau đớn.
  • Thời gian viêm loét kéo dài: khi miệng xuất hiện vết loét giống như nhiệt miệng kéo dài đến hơn 2 tuần mà không đỡ.
  • Bị sưng hạch: xuất hiện hạch sưng to ở vùng cổ. Thông thường bệnh ung thư khoang miệng sẽ di căn hạch đến vùng cổ.
  • Vận động lưỡi và tri giác kém: người bệnh cảm thấy khó khăn trong hoạt động nói, nuốt, nhai hoặc cũng có thể lưỡi bị tê và mất cảm giác.
  • Trong khoang miệng bị chảy máu: Khi này khối u đã phát triển nên dù là tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây ra chảy máu.
  • Niêm mạc thay đổi màu sắc: màu nhợt hoặc đen lại đó là khi tế bào biểu mô niêm mạc miệng. Có trường hợp niêm mạc miệng bị xơ cứng, thô hơn và xuất hiện ban đỏ, trắng bợt, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư đã biến chứng.
  • Có sự bất thường ở răng và xương hàm: xương hàm bị sưng to hoặc răng bị lung lay và khó nhai
  • Thực hiện hành động nhau cũng trở nên khó khăn do khối u đã xâm lấn đến xương hàm và cơ đóng mở miệng gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như dây thần kinh mặt bị tê, chảy máu mũi mà không xác định được nguyên  nhân gây ra.

Danh mục về dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư khoang miệng ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, do đó khi có triệu chứng bất thường thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để được điều trị đúng cách.

ung-thu-khoang-mieng
Từ bỏ thuốc lá là bạn đã loại bỏ được nguyên nhân rất lớn gây ra bệnh ung thư khoang miệng

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư khoang miệng

Hiện nay các phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến bệnh ung thư khoang miệng là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng người bệnh, cụ thể như:

 

Phương pháp xạ trị

Xạ trị sẽ được chỉ định dùng trong trường hợp sau phẫu thuật để làm gia tăng hiệu quả điều trị. Cần hết sức lưu ý khi dùng phương pháp này vì có thể gặp phải tác dụng phụ như chảy máu khoang miệng, sâu răng, hoại tử xương hàm, khô miệng.

Phẫu thuật

Khi người bệnh có các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư khoang miệng sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u. Căn cứ vào giai đoạn của bệnh thì sẽ thực hiện phương pháp phẫu thuật khác nhau như cắt u, nạo vét hạch cổ, cắt bỏ khối u đơn thaant, nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo. 

Phương pháp hóa trị

Phương pháp hóa trị có thể kết hợp với phương pháp xạ trị để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Sau khi kết thúc quá trình hóa trị thì người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rụng tóc, buồn nôn.

Hy vọng với những thông tin ở trên, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng bệnh ung thư khoang miệng nguy hiểm. Tuy nhiên  những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không  có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.