Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh đậu mùa có lây không? Khi bị bệnh đậu mùa nên làm gì?

Cập nhật: 05/03/2022 06:20 | Trần Thị Mai

Bệnh đậu mùa là gì? Biểu hiện của bệnh đậu mùa? Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu không được điều trị chính xác và kịp thời? Nên làm gì khi bị bệnh đậu mùa?... Tất cả các thông tin thắc mắc về bệnh đậu mùa sẽ được chúng tôi giải đáp đầy đủ bên dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Bệnh đậu mùa có lây không? Khi bị bệnh đậu mùa nên làm gì?

Bệnh đậu mùa là gì?

Bệnh đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm gây mất thẩm mỹ. Bệnh xuất phát từ các bóng nước đầy mủ hình thành trong thời gian bị bệnh. Tình trạng sức khỏe này có tính lây truyền mủ hình thành trong thời gian bị bệnh.

Có rất nhiều người nhầm lẫn bệnh đậu mùa với căn bệnh thủy đậu vì các triệu chứng nhận biết gần giống nhau. Tuy nhiên 2 bệnh này khác nhau, triệu chứng sớm của bệnh đậu mùa bao gồm sốt cao và mệt mỏi. Sau đó sẽ gây ra phát ban đặc trưng ở các vị trí như mặt, cánh tay, chân. Các đốm trở nên chứa đầy chất lỏng trong suốt, chuyển thành mủ tạo thành một lớp vỏ và sau đó khô lại và rơi ra.

Một số các con đường lây lan bệnh đậu mùa như:

  • Lây từ trực tiếp từ người này sang người khác: Phải tiếp xúc trực tiếp khá lâu thì sự lây truyền trực tiếp của virus khi lây truyền qua không khí bằng những giọt bắn nhỏ thoát ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hay hoặc nói chuyện.
  • Tiếp xúc gián tiếp từ người bị nhiễm bệnh: Có những trường hợp virus trong không khí có thể lây lan xa hơn hoặc có thể thông qua hệ thống thống gió trong tòa nhà, lây nhiễm cho mọi người trong các phòng khác hoặc trên các tầng khác.
  • Qua các vật dụng bị ô nhiễm: Quần áo và khăn trải giường cũng có thể bị ô nhiễm và nguy cơ lây lan nếu bệnh đậu mùa đã từng tiếp xúc đến bề mặt. Tuy nhiên con đường lây nhiễm này xảy ra không phổ biến.

Bệnh đậu mùa có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và xảy ra khá phổ biến nên để giảm thiếu các yếu tố gây bệnh thì nên tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa thường xuất hiện từ 10 – 14 ngày sau khi bệnh nhân nhiễm virus và đây cũng là lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Thời gian ủ bệnh đậu mùa từ 7 -–17 ngày người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể khỏe manh và giai đoạn này sẽ không thể lây nhiễm cho người khác.

Một số biểu hiện bệnh đậu mùa như:

  • Cơ thể sốt cao đột ngột và tái phát thường xuyên.
  • Mệt mỏi, khó chịu.
  • Vị trí nổi mẩn trên da lan rộng, ban đầu sẽ xuất hiện thành các đốm phẳng  chuyển thành mụn nhọt sau đó nổi mụn nước cứng sau đó đóng vảy.
  • Đầu đau dữ dội.
  • Lở miệng và các mụn nước sẽ gây ra lây lan virus vào cổ họng.
  • Xuất hiện đau bụng và buồn nôn.
  • Những nốt ban sẽ phát triển qua các giai đoạn khác nhau: dát, sần, mụn nước, mụn mủ, đóng vảy.
  • Tổn thương của người bệnh khi tróc vảy sẽ để lại sẹo.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đậu mùa có thể xảy ra cho người bệnh như:

  • Nhiễm trùng nghiêm trọng gây lở loét ra các vết mụn nước và sau khi vỡ sẽ gây chảy máu bên trong.
  • Sau 1 tuần mọc mụn nước có thể gây ra viêm não, viêm màng não. Biến chứng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra tử vong.
  • Bệnh đậu mùa ở trẻ em xảy ra có thể xuất hiện biến chứng liên quan đến phổi với các biểu hiện điển hình như ho nhiều, khó thở, tức ngực.
  • Tiểu ra máu và suy thận là dấu hiệu của biến chứng gây viêm thận, viêm cầu  thận cấp.

Danh mục về các triệu chứng của bệnh đậu mùa ở trên chưa được liệt kê đầy đủ. Nếu người bệnh có thắc mắc nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn. Hoặc ngay khi cơ thể có các triệu chứng bất thường hãy đến cơ sở y tế để  được xử lý và điều trị kịp thời, hạn chế  các biến chứng nguy hiểm của bệnh đậu mùa.

benh-dau-mua

Tiêm vắc xin là giải pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa thủy đậu

Nên làm gì khi bị đậu mùa?

Hiện tại thì chưa có phương pháp để điều trị hiệu quả bệnh đậu mùa nên người bệnh mắc các triệu chứng của bệnh đậu mùa thì cần thăm khám bác sĩ để tìm phương pháp điều trị hiệu quả.

Tiêm vắc xin cũng là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên để ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thời điểm để tiêm vắc xin tốt nhất trong vòng từ 3 – 4 kể từ khi tiếp xúc với virus đậu mùa.

Tiếp đến bác sĩ sẽ điều trị để giảm đi các triệu chứng và bù nước cho cơ thể người bệnh.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phác đồ điều trị đạt hiệu quả cao.

Có nhiều người thắc mắc bị đậu mùa rồi có bị lại không? Một số trường hợp cho rằng nếu đã mắc bệnh đậu mùa thì sẽ không bị nhiễm lại hoặc bị nhiễm lại sẽ không có biểu hiện triệu chứng phát ban không điển hình.

Trường hợp người bệnh ở thể nặng có thể tử vong và thường mắc ở người bị đậu mùa khoảng 15 – 40%. Thường tỷ lệ tử vong xảy ra trong tuần thứ 2 nhưng cũng có thể vào ngày thứ 2, thứ 3 của thời gian mắc.

Trường hợp người bệnh ở thể nhẹ tỷ lệ tử vong dưới 1%, tuy nhiên các triệu chứng phát ban vẫn xảy ra giống như người ở thể bệnh nặng nhưng các phản ứng toàn thân sẽ ít xảy ra nghiêm trọng hơn.

Bệnh đậu mùa nên kiêng gì?

Cách tốt nhất để đảm bảo rằng bệnh đậu mùa sẽ điều trị nhanh chóng và đạt hiệu quả cao thì người bệnh cần thay đổi một số các thói quen hàng  ngày như:

  • Tốt nhất nên hạn chế tới mức tối đa tiếp xúc với nhiều người vì bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm  nên cần hạn chế  nhiều người đê r tránh lây lan dịch bệnh rộng hơn. Đối với người đã mắc bệnh nên cách ly trong phòng riêng từ 7 - 10 ngày với môi trường thoáng khí, ánh nắng mặt trời.
  • Tuyệt đối nên không dùng chung đồ cá nhân với nhau vì đây cũng là một con đường gây lây lan dịch bệnh. Các đồ dùng cá nhân như chén, muỗng, đũa, quần áo... để hạn chế khả năng truyền dịch bệnh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Thay quần áo thường xuyên và tắm bằng nước ấm mỗi ngày. Mặc quần áo rộng, nhẹ và mỏng.
  • Chế độ dinh dưỡng: Sử dụng những thức ăn mềm, lỏng và nên uống nhiều nước hàng ngày. Thường xuyên ăn rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin các dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể.

Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ một số những dấu hiệu cảnh báo bệnh đậu mùa, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.