Bị đau bụng dưới bên trái có nguy hiểm không?
Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?
Đau bụng dưới có thể là biểu hiệu, triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như sau:
Bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa
Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng dưới, rất có thể bạn đã bị mắc chứng viêm túi thừa cấp. Đó là do các túi nằm ngoài thành ruột kết bị viêm. Các túi thừa này bình thường sẽ không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, nhưng nếu bị viêm chúng sẽ gây nên những cơn đau bụng dữ dỗi.
Hầu hết các túi thừa đều phát triển ở bên trái nên thông thường các cơn đau cũng sẽ diễn ra ở vùng bụng dưới bên trái. Khi bị viêm các túi thừa, ngoài triệu chứng rõ ràng nhất là đau bụng thì bạn có thể còn gặp phải một số bệnh kèm theo như:
- Táo bón nặng do cơ thể của bạn bị thiếu chất xơ trong chế độ ăn hoặc do uống thuốc điều trị;
- Bệnh viêm đường ruột gồm bệnh viêm đường ruột mãn tính (Crohn) và viêm loét đại tràng;
- Bệnh viêm ruột già;
- Thoát vị bệnh nghẹt là bệnh có một phần ruột bị mắc hẹt trong túi thoát vị và thiếu máu nuôi dưỡng.
Ngoài ra, những người bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: tiêu chảy, đại tiện ra máu, sốt, buồn nôn,…
Đau bụng dưới có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh
Bệnh liên quan đến hệ bài tiết
Thứ nhất là bệnh sỏi tiết niệu. Ống niệu là cơ quan vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Khi bị bệnh sỏi tiết niệu sẽ có hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu thành những viên rỏi rắn. Sỏi thận tiết niệu bên trái sẽ gây ra những cơn đau quặn vùng bụng cùng phía bên này kèm theo những triệu chứng khác như: buồn nôn, đi tiểu buốt và ra máu,…
Thứ hai là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện của bệnh là tiểu tiện nhiều lần, đau buốt và đôi khi cũng gây ra những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái hoặc cũng có thể xảy ra tại các xương sườn ở vùng lưng dưới hoặc ở vị trí trung tâm của lưng.
Thứ ba là viêm bàng quang. Đây cũng là một trong những bệnh có biểu hiện đau bụng dưới. Triệu chứng của viên bàng quang là bạn liên tục cảm thấy muốn đi tiểu và đau vùng xương chậu do một số loại vi khuẩn gây ra những cơn đau ở các phần khác nhau của hệ thống bài tiết.
Bệnh viêm ruột già
Những người bị bệnh viêm ruột già sẽ cảm thấy bị quặn đau vùng bụng dưới bên trái, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy,..Đây là những biểu hiện ruột già của bạn đang có vấn đề với một số bệnh nhưn sưng viêm màng ruột, ung thư, bí đại tiện, trung tiện,…
Bệnh đại trực tràng
Trong trường hợp bạn cảm thấy những cơn đau bụng quặn thắt dữ dội phía bên trái kèm theo những triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, sốt, đi đại tiện ra máu….thì hãy đi đến bác sĩ để thăm khám ngay vì có thể bạn đã bị bệnh viêm loét đại trực tràng.
Bệnh liên quan đến hệ thống sinh sản
Ở nữ giới việc bị đau bụng dưới bên trái có thể do một số bệnh phụ khoa như: u nang buông trứng, viêm tắc vòi trứng, viêm vùng chậu…. Nếu bạn không đi thăm khám điều trị kịp thời có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng khác: rối loạn kinh nguyệt, máu kinh không đều, vón cục màu đen, bùng dưới căng cứng,…
Ở nam giới dù ít hơn nữ giới nhưng vẫn có thể xảy ra hiện tượng đau vùng bụng trái do một số nguyên nhân:
- Nhiễm trùng, viêm túi máu tinh;
- Nhiễm trùng hoặc viên tuyến tiền liệt;
- Xương tinh hoàng hoặc xoắn tinh hoàn.
Làm gì khi bị đau bụng trái?
Khi có những biểu hiện đau dữ dội vùng bụng bên trái thì bạn nên làm những việc như sau:
- Bình tĩnh theo dõi tình trạng sức khỏe cơ thể và nhanh chóng đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời chữa trị.
- Khi xuất hiện cơn đau, bạn không nên cố sức làm việc mà nên nghỉ ngơi và báo cho người nhà, người thân hoặc bạn bè biết để có điều hướng chăm sóc.
- Khi bị đau bụng thì bạn nên ăn các loại đồ ăn nhẹ.
- Trước khi đi khám xác định được bệnh chính xác và có chỉ dẫn rõ ràng của bác sĩ thì không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các mẹo chữa dân gian.
- Nên ăn những đồ ăn nhẹ và không nên ăn những thức ăn chua – Cay – nóng, rượu bia, nước có ga hoặc những thức uống có cồn.
- Đặc biệt là bạn không nên mặc quần áo quá chật khi bị đau bụng vì nó sẽ làm cho cơn đau càng tăng thêm và gây khó chịu.
- Nếu cơn đau mãi không dứt kèm theo những biểu hiện bất thường thì cần phải nhập viện ngay để điều trị.
- Tốt nhất để giữ gìn cơ thể khỏe mạnh là bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe 6 tháng/ lần để kiểm soát các bệnh lý có thể xảy ra.
Một số phương pháp điều trị khi bị đau bụng trái
Chữa bệnh bằng gừng tươi
Gừng là một phương thuốc hữu hiệu trong việc giảm các cơn đau bụng. Bạn có thể sử dụng phương pháp chữa trị này bằng cách là lấy một củ gừng tươi rửa sạch, giã nát sau đó lấy nước trộn với nửa thìa cà phê bơ sữa uống hàng ngày. Hoặc cách sử dụng khác là cắt lấy một lát gừng đắp lên vùng vụng khoảng 10 phút. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau dần dần biến mất ngay sau đó.
Chữa bệnh bằng lá bạc hà
Bạn chỉ cần lấy một ít lá bạc hà xay ra uống cùng với gừng, tỏi, tiêu, ít hạt thì là và trộn hỗn hợp bằng nước ấm uống mỗi ngày 2 lần. Bạn sẽ thấy cơn đau bụng dưới giảm tức thì.
Chữa bệnh bằng mật ong
Mật ong là một nguyên liệu quý của thiên nhiên có thể chữa trị được rất nhiều loại bệnh khác nhau trong đó có bệnh đau bụng. Bạn chỉ cần pha 1-2 thìa mật ong với nước ấm uống trực tiếp. Công hiệu ngay sau khi uống là những cơn đau nhanh chóng tan biến. Đây là một trong những phương pháp đơm giản được nhiều người sử dụng nhất.
Trên đây Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn đã tổng hợp những bệnh lý liên quan đến vấn đề đau bụng dưới, những việc cần phải làm sau khi đau bụng và những phương pháp chữa bệnh hiệu quả không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên trước khi sử dụng những phương pháp này bạn nên đến bác sĩ thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ chứ không được tự ý chữa trị. Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!