Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Người bị vô kinh có thai được không? Dấu hiệu nhận biết bệnh vô kinh như thế nào?

Cập nhật: 21/03/2022 04:48 | Trần Thị Mai

Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt khi đó bạn cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế để nhanh chóng tìm ra các giải pháp điều trị chính xác tình trạng bệnh. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn thông tin về bệnh vô kinh.  

Người bị vô kinh có thai được không? Dấu hiệu nhận biết bệnh vô kinh như thế nào?

Nguyên nhân gây ra vô kinh

Vô kinh là triệu chứng khiến cho chị em cảm thấy lo lắng và căng thẳng do họ muốn biết vì sao kinh nguyệt lại không xuất hiện. Vô kinh là không có kinh nguyệt, có hai loại vô kinh, vô kinh thức phát và vô kinh nguyên phát. Cụ thể:

  • Vô kinh nguyên phát: Đây là tình trạng phụ nữ cho đến năm 16 tuổi chưa xuất hiện kinh nguyệt.
  • Vô kinh thứ phát: Phụ nữ đã có kinh nguyệt nhưng vẫn bị mất kinh nguyệt trong thời gian liên tục từ 3 tháng trở lên.

Hiện có rất nhiều nguyên nhân gây ra vô kinh, tuy nhiên tùy từng trường hợp mà sẽ có nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:

 - Vô kinh nguyên phát có các nguyên nhân gây ra bệnh như:

Bị suy buồng trứng

Mắc các bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương hoặc tuyến yên.

Mắc các bệnh lý ở cơ quan sinh sản.

Sẽ có nhiều trường hợp nguyên nhân gây ra vô kinh nguyên phát không thể xác định được.

- Vô kinh thứ phát do các nguyên nhân gây ra bệnh như:

Trong quá trình mang  thai phụ nữ sẽ bị vô kinh.

Đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Khi ngừng sử dụng các biện pháp tránh thơ.

Trong giai đoạn mãn kinh.

Dùng các phương pháp tránh thai như Depo - Provera hay những loại dụng cụ tử cung.

Bên cạnh đó còn rất nhiều các nguyên nhân khác gây ra vô kinh thứ phát như:

  • Người thường xuyên bị căng thẳng.
  • Do dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho cơ thể.
  • Bị trầm cảm.
  • Dùng sai cách một số các loại thuốc tránh thai, thuốc an thần.
  • Qúa trình tập thể dục quá sức.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Do cơ thể phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết do hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Mắc các rối loạn chức năng tuyến giáp.
  • Phụ nữ đã thực hiện cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng.

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vô kinh khác mà chưa được liệt kê ở trên. Khi người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa  để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng vô kinh

Một số các triệu chứng của bệnh vô kinh mà các phụ nữ cần biết như:

  • Mất kinh liên tục trong 3 tháng hoặc chưa xuất hiện kinh khi 15 tuổi hoặc trên 15 tuổi.
  • Việc giữ cân bằng gặp nhiều khó khăn, thị lực bị suy giảm.
  • Số lượng lông tăng lên bất thường.
  • Núm ví có tiết dịch màu đục sữa ngay cả khi chưa có con.
  • Da khô, tóc bị rụng.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau đầu kéo dài.
  • Vùng xương chậu bị đau.
  • Trọng lượng cơ thể tăng lên bất thường.
  • Bị táo bón kéo dài.
  • Mụn trứng cá nhiều.
  • Nhịp tim đập loạn.

Thông thường tình trạng mất kinh thứ phát sẽ xảy ra phổ biến ở những bé gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ dưới 25 tuổi. Bệnh cũng diễn ra khá phổ biến với những phụ nữ có nghề nghiệp hoạt động mạnh, vừa sức như vận động viên, diễn viên múa…

Do đó phụ nữ nên chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường thì hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh. 

Vô kinh có con được không?

Trường hợp người bệnh mắc tình trạng vô kinh nguyên phát sẽ gây ra khả  năng buồng trứng hoạt động không bình thường, từ đó sẽ khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn nhiều những người có kinh bình thường.

Nên cách tốt nhất để hỗ trợ việcđiều trị vô kinh tốt nhất thì nên xác định chính xác bệnh vô kinh bằng cách đi khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

vo-kinh
Chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh vô kinh đúng cách

Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh vô kinh

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng người  bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định những kỹ thuật chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Đo nồng độ prolactin máu: Khi nhận thấy nồng  độ này ở mức cao là do nguyên nhân suy giáp gây ra, khi đó sẽ cần chụp thêm MRI hố yên để xác định các u tuyến yên, u vùng hố yên.
  • Thực hiện kỹ thuật đo nồng độ FSH: Khi nồng độ ở mức cao do suy buồng trứng sớm và làm nhiễm sắc đồ để tìm hội chứng Turner. 
  • Nồng độ TSH máu.
  • Định lượng testerone máu và DHED-S khi nghi ngờ có cường androgen trên bệnh nhân.
  • Do nồng độ androgen máu cao sẽ cùng bới các biểu hiện lâm sàng để từ đó chẩn đoán buồng trứng đa năng ở người bệnh hoặc khối u tiết từ buồng trứng.

Phương pháp điều trị vô kinh

Khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Hầu hết các chị em bị vô kinh do lối sống lười vận động, căng thẳng quá mức, béo phì, bị mất cân bằng nội tiết hoặc gặp các vấn đề về tuyến giáp… Chính vì vậy hãy thay đổi lối sống phù hợp và theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Đối với các trường hợp chị em bị vô kinh do buồng trứng đa năng hoặc gặp các vấn đề về tuyến giáp, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống để giảm thiểu tình trạng bệnh trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó chị em nên xây dựng lối sống phù hợp, lành mạnh để điều trị vô kinh tại nhà như:

– Duy trì việc tập thể dục hàng ngày, tuy nhiên không nên hoạt động thể chất quá nhiều hay quá sức. Chỉ nên vận động nhẹ như đi xe đạp, đi bộ...

– Xây dựng khẩu phần bữa ăn với đầy đủ các dưỡng chất, nhóm thực phẩm thiết yếu.

– Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, giải trí để  giảm  thiểu sự căng thẳng.

– Chị em có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thể khắc phục những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết tình trạng vô sinh nữ giới mà chị em cần hết sức lưu ý.  Tuy nhiên các thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.