Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Thời gian rút dụng cụ nẹp xương là bao nhiêu?

Cập nhật: 19/12/2018 16:21 | Thu Hương

Phẫu thuật chỉnh hình có thể giúp làm lành xương bằng các dụng cụ như tấm nẹp, ốc vít, thanh nẹp, dây,...Để hiểu rõ hơn về quy trình và cách điều trị này, hãy theo dõi bài viết của chúng tôi dưới dây.

Thời gian rút dụng cụ nẹp xương là bao nhiêu?

Thời gian rút dụng cụ nẹp xương là bao lâu?

Việc rút dụng cụ sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là gì?

Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là một trong những phương pháp chữa lành xương và điều trị các bệnh xương khớp bằng cách sử dụng các dụng cụ kim loại. Những dụng cụ này thường được làm từ thép không gỉ hoặc titanium và thường được sử dụng trong những trường hợp như sau:

  • Phương pháp trên có thể giúp cố định một xương bị gãy vào đúng vị trí giúp lành xương;
  • Phương pháp này có thể được sử dụng trong việc nối xương để điều trị viêm khớp;
  • Việc thay đổi hình dạng của xương cũng có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

Sau khi xương đã hồi phục hoàn toàn, bạn có thể sẽ được các bác sĩ điều trị đề nghị thực hiện phẫu thuật để rút dụng cụ ra ngoài.Tuy nhiên điều này cũng có thế phụ thuộc vào ý muốn của bạn.

Thời gian bạn có thể rút dụng cụ nẹp xương:

  • Bạn có thể rút dụng cụ này ra để giảm đau đớn hoặc khó chịu;
  • Bạn có thể rút dụng cụ nẹp xương ra để giúp điều trị nhiễm trùng vùng xung quanh các dụng cụ kim loại;
  • Khi bạn thực hiện các thao tác cảm thấy vướng và phiện, bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ rút các dụng cụ ra.

Điều cần thận trọng khi sử dụng phương pháp dụng cụ nẹp xương

  • Khi đang thực hiện phương pháp sử dụng dụng cụ nẹp xương bạn nên làm giảm cảm giác đau hoặc khó chịu bằng thuốc giảm đau đồng thời tránh đè lên những dụng cụ kim loại loại này và phải giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh.
  • Nếu vô tình bị nhiễm trùng quanh dụng cụ kim loại ban có thể được điều trị bằng cách uống thuốc kháng sinh nhưng tốt hơn là nên phẫu thuật để lấy dụng cụ ra.
  • Bình thường để dụng cụ nẹp xương trong người là an toàn nhưng đôi khi những mảnh rất nhỏ kim loại có thể di chuyển khắp cơ thể bạn và gây ra một số bệnh.
  • Sau khi gây nhiễm trùng quanh dụng cụ, chúng có thể lan dần ra gây tổn thương xương và mô mềm và chuyển thành nhiễm trùng.
  • Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Người bệnh đang thực hiện điều trị bằng phương pháp nẹp xương

Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải trong quá trình thực hiện phương pháp này

  • Bác sĩ gây mê sẽ thảo luận với bạn những biến chứng có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng thuốc gây mê.
  • Bạn có thể sẽ cảm thấy đau trong khi phẫu thuật và sau khi phẫu thuật đặc biệt vào thời điểm hết thuốc mê. Trong trường hợp đó, bạn sẽ được các bác sĩ cho thuốc để kiểm soát cơn đau.
  • Nhiễm trùng vết mổ: bạn có thể tắm sau khi phẫu thuật 48 giờ. Tuy nhiên, trong quá trình tắm bạn phải giữ cho vết thương khô và được che phủ. Hãy nói với nhân viên y tế biết nếu bạn bị sốt, thấy mủ trong vết thương, vết thương trở nên đỏ, sưng hay đau đớn.... Nếu chỉ là nhiễm trùng thông thường thì chỉ cần uống thuốc kháng sinh còn nếu nặng hơn bạn có thể cần phải thực hiện phẫu thuật lại.
  • Sẹo: bạn có thể bị sẹo sau khi phẫu thuật.
  • Xuất hiện cục máu đông ở chân: có thể sẽ khiến bạn cảm thấy đau, sưng tấy, mẩn đỏ ở chân hoặc các tĩnh mạch gần bề mặt của chân. Để điều trị, các bác sĩ sẽ khuyến khích bạn ra khỏi giường ngay sau khi phẫu thuật và được cung cấp những loại thuốc tiêm, thuốc uống, tất đặc biệt để chống lại biến chứng này.
  • Cục máu đông trong phổi: Khi gặp phải biến chứng này bạn có thể bạn sẽ bị khó thở, cảm thấy đau ở ngực hay lưng, ho ra máu,...Nếu bạn xuất hiện một trong những biểu hiện trên hãy đến bệnh viện thăm khám ngay.
  • Bác sĩ không lấy hết các dụng cụ kim loại: Việc này có thể xảy ra nếu các kim loại bị hư hỏng, bị chôn vùi hoặc cố định quá vững chắc trong xương của bạn;
  • Gây tổn thương các dây thần kinh gần kề, dẫn tới yếu, tê hoặc đau có thể tự hết nhưng cũng có thể sẽ làm tổn thương mãi mãi;
  • Làm suy yếu xương: có thể dẫn đến gãy xương trong hoặc sau khi phẫu thuật và nếu trường hợp này xảy ra có thể cần phải phẫu thuật lại;
  • Đau đớn dữ dội, không thể sử dụng cánh tay, chân. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cần được điều trị thêm với thuốc giảm đau và vật lý trị liệu trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để hồi phục.

Quy trình thực hiện phương pháp nẹp xương

  • Các nhân viên y tế sẽ thực hiện một số kiểm tra để chắc chắn rằng bạn thực hiện đúng loại phẫu thuật và đúng vị trí có dụng cụ trên cơ thể.
  • Bác sĩ gây mê sẽ thảo luận với bạn để chọn ra phương pháp sử dụng tốt nhất cho bạn: có thể được tiêm thuốc tê tại chỗ hoặc được cho dùng thuốc kháng sinh trong phẫu thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Hãy cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Nếu bạn đang uống các loại thuốc chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu thì phải ngừng lại ngay để tránh nguy cơ chảy máu khó cầm.
  • Phẫu thuật thường mất từ nửa giờ tới một giờ. Một số dụng cụ rất nhỏ, khó tìm vì vậy bác sĩ có thể phải cắt rộng hơn hoặc phải chụp X-quang để lấy tất cả các dụng cụ ra.

Hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật

Tại bệnh viện

  • Sau khi phẫu thuật, bạn nên giữ cho cánh tay hoặc chân nâng cao để làm giảm sưng. Hàng ngày, các nhân viên y tế sẽ kiểm tra mức độ lưu thông máu của vùng được phẫu thuật, theo dõi xem có chảy máu, sưng, nhiễm trùng hay không để có phương pháp điều trị thêm;
  • Bạn cần phải lưu ý về mức độ sử dụng cánh tay hoặc cẳng chân. Bên cạnh đó, bạn sẽ được điều trị vật lý trị liệu bằng cách đi bộ an toàn với nạng hoặc khung.
  • Trong 4-5 ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật  hãy giữ cho vết thương khô, bạn nên sử dụng một tấm che vết thương lại khi tắm;

Chú ý sau khi quay lại hoạt động bình thường

  • Bạn không nên lái xe, vận hành máy móc, dùng bếp lò, hoặc làm bất cứ hoạt động nguy hiểm nào trong ít nhất 24 giờ sau phẫu thuật và cho đến khi bạn đã hoàn toàn bình phục.
  • Để giảm nguy cơ phát triển cục máu đông, hãy làm theo các hướng dẫn cẩn thận của các nhân viên y tế;
  • Trong tuần đầu tiên, bạn cần phải sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để nâng cao khả năng hồi phục.

Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề rút các dụng cụ phẫu thuật chỉnh hình nẹp xương,... để các bạn tham khảo. Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ tiếp tục cập nhật thêm các thông tin khác về bệnh lý và sức khỏe để các bạn tiện tìm hiểu.