Dị ứng thời tiết là gì? Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là tình trạng bệnh lý nhiều người mắc phải vào thời điểm giao mua khi nhiệt độ trong không khí đột ngột thay đổi nóng, lạnh thất thường…
Nguyên nhân chính gây ra dị ứng thời tiết là do hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Nếu trong trường hợp thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại tác động từ bên ngoài. Cũng chính từ đó gây ra các phản ứng dị ứng, trong đó thì việc sản sinh Histamin là cơ chế hoạt động quan trọng của hệ miễn dịch làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng này.
Dị ứng thời tiết nóng: Khi vào mùa hè trời nóng thường làm cho bề mặt da đổ nhiều mồ hôi, da hay ẩm ướt nên dễ bị viêm nhiễm. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh tấn công.
Dị ứng thời tiết lạnh: nhiệt độ giảm vào mùa lạnh kèm với không khí khô làm cho da bị khô. Độ ẩm cần thiết của da bị mất đi cũng dễ bị các tác nhân gây hại tấn công.
Ngoài ra còn có một số các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc dị ứng thời tiết như:
- Người có cơ địa dị ứng.
- Mắc các bệnh lý như hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc…
Sẽ còn có nhiều các nguyên nhân, yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc dị ứng thời tiết mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết
Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau mỗi khi gặp phải các thay đổi đột ngột của không khí, độ ẩm… Một số các triệu chứng dễ nhận thấy của tình trạng dị ứng thời tiết như:
- Nổi mề đay: một trong các biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng với thời tiết. Do về mặt da bị tác động bởi sự thay đổi đột ngột của độ ẩm gây ngứa ngáy và tạo thành những mảng mề đay nổi ở toàn thân hoặc ở một vị trí nào đó làm cho cơ thể cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy…
- Chàm bội nhiễm: chàm bội nhiễm bề mặt da sẽ xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti hoặc nghiêm trọng hơn có chảy dịch vàng. Khi có các triệu chứng này mà không được điều trị sớm có thể gây ra chàm bội nhiễm kéo dài và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Ngứa mẩn đỏ: bỗng nhiên thấy bề mặt da ngứa và ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Nếu kéo dài triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn dẫn đến lan rộng vùng nổi mẩn đỏ và ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
- Viêm mũi: các dấu hiệu của viêm mũi như hắt hơi, nhức đầu, sổ mũi… cũng chính là triệu chứng xuất hiện khi bị dị ứng thời tiết. Nên trước khi điều trị bề mặt da mắc dị ứng thời tiết thì cần biết cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết.
Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác gây ra bệnh dị ứng thời tiết mà chưa được liệt kê ở trên.
Tốt nhất để người bệnh được điều trị sớm và k gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe thì ngay khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường hãy nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Dựa vào thời gian và mức độ dị ứng thời tiết mà các chuyên gia y tế chia thành 2 dạng là cấp tính và mãn tính.
Dạng cấp tính: Cơ thể sẽ có biểu hiện phát ban, ngứa ngáy. Thời gian dạng này sẽ kéo dài trong vòng một ngày hoặc dưới 6 tuần.
Dạng mạn tính: nếu ở dạng cấp tính mà không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến giai đoạn mạn tính. Biểu hiện cụ thể của dạng này là da bị nhiễm trùng, để lại sẹo và sẽ rất mất thẩm mỹ, khó thở, nghiêm trọng hơn sẽ gây ra sốc phản vệ làm nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó tuyệt đối không nên chủ quan khi nhận thấy các dấu hiệu có nghi ngờ mắc dị ứng thời tiết mà cần phải chữa trị kịp thời đúng cách.
Các phương pháp điều trị bệnh dị ứng thời tiết
Khi đã có chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe, mức độ của bệnh bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho phù hợp hơn.
Sử dụng thuốc tây để điều trị
Một số loại thuốc có tác dụng kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu do dị ứng thời tiết như:
- Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin
- Thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine) hoặc doxepin trong những trường hợp nổi mề đay nặng gây lo lắng và trầm cảm
- Prednisolone được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch, mề đay, tăng bạch cầu ái toan.
- Corticoide được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục.
Các phương pháp chữa dị ứng thời tiết tại nhà
Những trường hợp mắc dị ứng thời tiết mức độ nhẹ thì có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như:
Dùng kem dưỡng ẩm: tránh bề mặt da bị khô rát, các màng lipid của da đã bị phá vỡ và đặc biệt nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển thay đổi đột ngột. Khi này nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với da để thoa nhẹ nên vị trí dị ứng để da được phục hồi nhanh chóng.
Chườm đá và tắm nước lạnh: Phương pháp này đạt hiệu quả khá cao cải thiện các triệu chứng của dị ứng thời tiết. Đá lạnh hoặc nước lạnh sẽ làm co mạch máu và có khả năng giảm tình trạng viêm ngứa.
Bổ sung vitamin cần thiết: Một số loại trái cây có chứa vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, chanh,…Rất thích hợp cho người bị dị ứng thời tiết. Vì Vitamin C rất cần thiết để chống lại các tác nhân gây dị ứng thời tiết, đồng thời giúp tăng cường kháng thể, làm suy giảm sự phát của vi khuẩn gây bệnh. Một số loại trái cây có chứa vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, chanh,…Rất thích hợp cho người bị dị ứng thời tiết.
Tránh xa các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh: tránh xa các tác nhân như: Bụi bẩn, phấn hoa, áp lực, căng thẳng quá mức, thức khuya,…Vì các nhân tố này sẽ làm bệnh dễ phát triển hơn.
Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp
Chính những thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng có thể giúp bạn phòng ngừa, kiểm soát tốt tình trạng dị ứng thời tiết. Các thói quen bạn nên xây dựng như:
- Thường xuyên uống các loại nước ép trái cây tươi để giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Khôn nên hút thuốc, tránh xa các đồ uống có cồn và hạn chế tiếp xúc với những tác nhân làm gia tăng nguy cơ cho bệnh dị ứng thời tiết khởi phát như khói bụi, phấn hoa...
- Cố gắng luôn giữ nhiệt độ cơ thể ổn định để không bị nhiệt độ thay đổi đột ngột, liên tục làm ảnh hưởng.
- Trong trường hợp thường xuyên ngồi máy lạnh thì nên chỉnh nhiệt độ chênh lệch khoảng từ 1 - 2 độ so với thời tiết bên ngoài để không gây ra các phản ứng khác của cơ thể.
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi chứa Vitamin C, chất xơ, nên uống đủ 2 lít nước/ ngày để điều hòa tốt nhất cơ thể, duy trì việc tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
- Người bệnh cũng có thể uống các loại thuốc bổ B1, B6, B12, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có liều dùng an toàn, hiệu quả.
- Hạn chế làm việc ở dưới trời nóng gắt và đặc biệt khi mùa đông thì cần mặc ấm, giữ ấm đầu. Nên tránh những nơi ồn ào, náo nhiệt làm ảnh hưởng đến tình trạng hạ huyết áp, dẫn đến các cơn đau đầu.
Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về dị ứng thời tiết là gì? Bệnh dị ứng thời tiết cần được chữa trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn thành dị ứng thời tiết mãn tính, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe kèm theo các biến chứng nguy hiểm. Nếu có thắc mắc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.