Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cận thị: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Cập nhật: 17/06/2019 13:48 | Nhâm PT

Cận thị chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng suy giảm thị lực ở những người dưới 40 tuổi. Theo nghiên cứu thì trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc cận thị mới đang gia tăng ở mức đáng báo động.

Cận thị: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

 

Triệu chứng cận thị như thế nào?

Nếu bị mắc cận thị, bạn sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật ở xa, ví dụ như đọc các biển báo đường, xem ti vi. Tuy nhiên bạn sẽ có thể nhìn rõ cận cảnh như đọc và sử dụng máy tính, đọc sách...

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của cận thị bao gồm nheo mắt, mỏi mắt và cảm thấy chóng mặt đau đầu. Cảm thấy mệt mỏi khi lái xe hoặc chơi thể thao cũng có thể là một triệu chứng của cận thị.

Các triệu chứng thường gặp của cận thị là nheo mắt và mỏi mắt khi phải nhìn xa

Các triệu chứng thường gặp của cận thị là nheo mắt và mỏi mắt khi phải nhìn xa

Nếu bạn gặp những dấu hiệu hoặc triệu chứng này trong khi đeo kính hoặc kính áp tròng, bạn cần kiểm tra mắt với bác sĩ nhãn khoa để xem liệu có cần hỗ trợ nhiều hơn không. Rất có thể bạn bị tăng độ cận hoặc kính đã dùng lâu ngày nên bị xước hoặc mờ, bụi.

Nguyên nhân gì gây ra cận thị?

Bị cận thị do nhiều nguyên nhân, cận thị có thể xảy ra khi nhãn cầu quá dài, liên quan đến khả năng tập trung của giác mạc và thủy tinh thể của mắt. Điều này khiến các tia sáng tập trung tại một điểm phía trước võng mạc, thay vì trực tiếp trên bề mặt của nó.

Cận thị cũng có thể nguyên nhân là do giác mạc và thấu kính quá cong so với chiều dài của nhãn cầu. Trong một số trường hợp, cận thị xảy ra do sự kết hợp của các yếu tố này với nhau khiến tình trạng cận thị ngày một nặng hơn.

Cận thị có thể bắt đầu từ lúc mới sinh, nguy cơ cao hơn nếu bố mẹ bạn đều bị cận thị. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng cận thị thường sẽ ổn định ở tuổi trưởng thành, tuy nhiên, cận thị đôi khi vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi tác mà không dừng lại.

Trong hầu hết các trường hợp, cận thị chỉ đơn giản là một bất tiện nhỏ và gây ra ít hoặc không có rủi ro cho sức khỏe của mắt và khiến bạn gặp chút khó khăn khi luôn phải có kính đi theo. Nhưng đôi khi cận thị có thể tiến triển và nghiêm trọng đến mức nó được coi là một tình trạng thoái hóa là cận thị thoái hóa.

Cận thị thoái hóa (còn gọi là cận thị ác tính hoặc bệnh lý) là trường hợp tương đối hiếm gặp được cho là do di truyền và thường bắt đầu từ thời mới sinh. Cận thị thoái hóa là nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt, thoái hóa võng mạc, hỏng mắt.

Trong các trường hợp bị cận thị ác tính, sự kéo dài của nhãn cầu có thể xảy ra nhanh chóng hơn bình thường, dẫn đến sự tiến triển nhanh chóng và nghiêm trọng của cận thị và khả năng bị mất thị lực. Những người mắc bệnh này có nguy cơ bong võng mạc và các thay đổi thoái hóa khác ở phía sau mắt (như người bệnh bị chảy máu mắt do tăng trưởng mạch máu bất thường). Cận thị thoái hóa còn có thể khiến nguy cơ đục thủy tinh thể tăng lên.

Các phương pháp điều trị cận thị hiệu quả nhất

Cận thị có thể được điều chỉnh bằng kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ để người mắc cận thị dễ dàng hơn trong khi hoạt động.

Tùy thuộc vào mức độ cận thị của người cận thị, bạn có thể cần phải đeo kính hoặc kính áp tròng mọi lúc hoặc chỉ khi bạn cần tầm nhìn rất rõ như khi lái xe, học tập hoặc xem phim còn những lúc bình thường có thể bỏ kính. Tuy nhiên bác sĩ khoa mắt khuyên bạn nên đeo kính thường xuyên trừ lúc ngủ để đảm bảo không phải nheo mắt để nhìn xa quá nhiều dẫn đến tăng độ nhanh hơn.

Theo thầy Nguyễn Hải, khoa xét nghiệm, Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, các lựa chọn tốt cho kính mắt cận thị bao gồm ống kính có chỉ số cao (đối với kính mỏng hơn, nhẹ hơn) và ống kính có lớp phủ chống phản chiếu. Ngoài ra, bạn có thể xem xét các ống kính quang điện tử để bảo vệ mắt bạn khỏi tia UV và ánh sáng xanh năng lượng cao.

Khi thực hiện phẫu thuật khúc xạ, người bị cận thị có thể ít cần đeo kính hoặc kính áp tròng hơn, thậm chí là không cần sử dụng đến kính. Phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay về khúc xạ được thực hiện với laser excimer.

Bạn có thể được chỉ định phẫu thuật mổ mắt để điều trị cận thị

Bạn có thể được chỉ định phẫu thuật mổ mắt để điều trị cận thị

Kiểm soát cận thị như thế nào?

Khi ngày càng có nhiều người bị cận thị, người ta quan tâm nhiều hơn trong việc tìm các phương pháp để kiểm soát sự tiến triển của cận thị trong thời còn trẻ.

Một số kỹ thuật khác nhau đã được thử nghiệm bao gồm sử dụng kính hai tròng, tròng kính tiến bộ và kính áp tròng thấm khí với trẻ em an toàn khi sử dụng cho trẻ em.

Một số các thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy thuốc nhỏ mắt atropin liều thấp có thể làm chậm tiến triển cận thị ở trẻ em trong độ tuổi đi học với dụng phụ ít hơn đáng kể so với nồng độ cao hơn. Tuy nhiên các bạn cần chú ý không phải tất cả các trẻ đều đáp ứng tốt với thuốc nhỏ mắt atropin, cần có sự theo dõi chặt chẽ hơn của bác sĩ chuyên môn về mắt.

Theo một nghiên cứu mới đây, khi bạn dùng kính áp tròng dùng một lần lấy nét kép hàng ngày sẽ làm giảm đi tốc độ tiến triển của cận thị ở trẻ em từ 8 đến 12 tuổi. Cận thị có thể được điều trị và trong một số trường hợp có thể làm tiến triển chậm hơn ở trẻ em.

Các ống kính đa tiêu được thiết kế đặc biệt giúp giảm tiến triển cận thị ở một số trường hợp lên tới 59% sau một năm, giảm 54% sau hai năm và giảm được 52% sau ba năm, so với tiến triển cận thị của trẻ em đeo kính áp tròng thông thường.

Nếu bạn đang gặp phải khó khăn khi nhìn thấy các vật thể gần hoặc cầm sách ở xa hơn để nhìn rõ hơn, bạn nên gặp bác sĩ nhãn khoa vì rất có thể bạn đã bị cận thị.