Loãng xương là gì?
Loãng xương (hay còn gọi bệnh giòn xương hoặc xốp xương) đây là tình trạng xương mỏng dần và mật độ các dưỡng chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này sẽ khiến xương giòn hơn, dễ bị tổn thương dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Thông thường để chẩn đoán tình trạng loãng xương thì các bác sĩ sẽ thường chỉ định áp dụng kỹ thuật đo mật độ xương BMD để kiểm tra mật độ khoáng xương hay đo loãng xương.
Đo loãng xương là kỹ thuật sử dụng tia X, hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép hoặc chụp CT để xác định được hàm lượng canxi và những khoáng chất có trong xương. Các vị trí thường được thực hiện đo mật độ xương là cột sống, hông hoặc xương cẳng tay.
Từ việc thực hiện kỹ thuật ở trên thì các bạn sẽ xác định được bản thân có đang rơi vào tình trạng giảm khối lượng xương hay không. Trong trường hợp nếu có mắc phải thì xương sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn.
Bệnh loãng xương có thể xảy ra với bất cứ ai, tuy nhiên thường xuất hiện phổ biến hơn với những người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh. Theo đó các xét nghiệm đo loãng xương cần được thực hiện khi:
Những phụ nữ từ 65 tuổi trở lên.
- Phụ nữ 50 tuổi trở lên và đã qua giai đoạn mãn kinh.
- Gia đình có tiền sử loãng xương.
- Xuất hiện các cơn đau lưng không rõ nguyên nhân.
- Hơn 50 tuổi gặp phải tình trạng gãy xương.
- Phụ nữ không trong giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh nhưng có chu kỳ kinh nguyệt dừng bất thường.
- Người đã từng cấy ghép nội tạng.
- Tư thế của người bệnh ngày càng xấu đi.
- Có sự thay đổi về hormone.
- Chiều cao bị giảm đi khoảng 4cm.
Loãng xương gây ra rất nhiều các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Các cơn đau nhức sẽ kéo dài và ngày càng khiến cho người bệnh trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra thì loãng xương còn có thể gây ra biến dạng cột sống, giảm đi chiều cao, xương dễ gãy, suy giảm chức năng vận động.
Loãng xương cấp độ 3
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, khi đo mật độ xương sẽ dùng 2 chỉ số là T-Score và Z-Score để đánh giá.
- Nếu T-Score từ – 1SD trở lên thì xương bình thường
- Nếu T-Score dưới – 1SD đến – 2,5SD: tiếu xương hoặc tiền loãng xương
- Nếu T-Score dưới – 2,5SD: Bị loãng xương
- Nếu T-Score dưới – 2,5 SD kèm theo tiền sử có gãy xương thì bệnh nhân bị loãng xương nặng.
Căn cứ vào đánh giá ở trên có thể thấy rằng loãng xương độ 3 được xem là đã bị loãng xương nặng. Còn loãng xương độ 1 sẽ nhẹ hơn loãng xương độ 3. Mức độ loãng xương càng nặng thì sự phá hủy và ảnh hưởng càng nặng nề hơn. Nếu bệnh nhân không có biện pháp điều trị mà bệnh diễn ra để đến loãng xương độ 3 thì lượng xương đã mất đi khá nhiều và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Vận động gặp khó khăn.
- Xương khớp đau nhức hơn, đặc biệt là đau lưng, đau xương gối, mỏi bại hông, đau khớp chân tay..
- Đau nhức nhiều hơn vào ban đêm, thường xuyên xảy ra tình trạng chuột rút.
- Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến rạn xương, nứt vỡ, gãy xương gây đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Bất kể mắc loãng xương ở cấp độ nào cũng đều có thể để lại hậu quả xấu dù có chịu lực tác động nào hay không. Do đó người bệnh cần hết sức lưu ý, đặc biệt là với người bị cao tuổi, phụ nữ sau giai đoạn tiền mãn kinh thì cần đến khám bệnh loãng xương ở những cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện đúng xét nghiệm về đánh giá mức độ xương, tình trạng xương.
Những người ở trong độ tuổi trưởng thành chiều cao kém phát triển, cân nặng dưới 40kg kèm theo các dấu hiệu đau nhức xương khớp thì cũng cần đi kiểm tra mật độ xương sớm để có phương pháp điều trị hợp lý.
Cách để điều trị tình trạng loãng xương cấp độ 3 là bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc kèm theo chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Do đó người bệnh cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bổ sung các món ăn giàu Vitamin D, can xi như hoa quả, hải sản, các món ăn khác vào trong bữa hàng ngày.
Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày với các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe như: đi bộ nhẹ nhàng, tập hít thở, vận động xương khớp. Chú ý tránh tác động mạnh đến xương khớp bị loãng.
Chế độ dinh dưỡng khi bị loãng xương
Chế độ ăn uống hàng ngày bạn có thể bổ sung thêm Vitamin D, canxi hoặc sử dụng các chất bổ sung cũng có thể giúp tăng cường độ chắc khỏe, dẻo dai của xương và ngăn ngừa được tình trạng loãng xương. Nhưng việc nạp các thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ tốt hơn những chất bổ sung.
Sữa và các chế phẩm từ đậu nành
Sữa và các chế phẩm từ sữa là một trong những nguồn bổ sung canxi, Vitamin D, protein dồi dào giúp duy trì hoạt động và ngăn chặn tình trạng loãng xương. Chất isoflavones, một hormone nguồn gốc thực vật có nhiều trong đậu nành, là thành phần quan trọng cấu tạo xương và ngăn chặn quá trình lão hóa. Sữa loãng xương anlene cũng là một trong những loại sữa mà dành cho người có nguy cơ mắc loãng xương.
Các loại cua, cá kích thước nhỏ
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng những loại cua cá này lại rất có giá trị trong việc tăng cường, nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh. Vì trong đó có chứa các dương chất như canxi, muối khoáng, protein, nguyên tố vi lượng, phốt pho.
Các loại rau quả chứa Vitamin K
Chuối, khoai tây, bắp cải, rau cải… đều là những loại rau chứa nhiều Vitamin K có tác dụng trong việc tăng mật độ xương, ngăn chặn tốt việc rạn xương hông.
Ngũ cốc, các loại hạt chứa protein và chất béo
Quả óc chó, hạt hướng dương, củ đậu, hạt bí, các loại dầu thực vật chứa protein và chất béo giúp tăng cường mô xương và hấp thu Vitamin D. Nhóm thực phẩm này cũng rất tốt để bạn ăn hàng ngày.
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì để cải thiện tình trạng loãng xương bạn cũng cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học như:
- Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể: béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra loãng xương. Vì khi bạn quá nặng sẽ khiến cho hệ xương khớp phải hoạt động hết xông suất để chống đỡ gây ảnh hưởng rất nhiều đến xương khớp. Chính vì vậy việc bạn duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm áp lực lên hệ xương khớp và đây cũng là thói quen để phòng tránh loãng xương.
- Tập thể dục thường xuyên: nên duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên với những môn thể theo phù hợp với sức khỏe, độ tuổi để cơ thể dẻo dai, linh hoạt, tốt cho sức khỏe, giúp giảm căng thẳng và phòng được những bệnh tuổi già.
- Tắm nắng: tắm nắng hàng ngày sẽ giúp cơ thể bạn tổng hợp được Vitamin D từ ánh nắng mặt trời và cung cấp đến 70% lượng Vitamin D cho cơ thể hàng ngày. Vitamin D sẽ giúp hấp thu canxi tối đa.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá: những người hút thuốc thường xuyên có nguy cơ mắc loãng xương gấp 10 lần và tăng nguy cơ gãy xương cột sống, xương hông lên 2 lần và khiến cho gãy xương khó phục hồi.
- Khám xương định kỳ: Đây là cách tốt nhất giúp bạn theo dõi sức khỏe xương và phát hiện loãng xương nếu có. Bạn nên kiểm tra mật độ xương 3 - 6 tháng/lần.
Trên đây là những thông tin cần thiết về loãng xương, loãng xương độ 3 bệnh nhân cần nắm rõ để xác định được bước đầu những biểu hiện, tác động của bệnh tới sức khỏe và vận động hàng ngày. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.