Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những kiến thức bạn cần biết về bệnh gù cột sống

Cập nhật: 29/12/2021 09:22 | Trần Thị Mai

Ở tuổi dậy thì bệnh gù cột sống sẽ diễn biến rất nhanh và gây ra tâm lý thiếu tự tin, mặc cảm cho người bệnh. Vậy bệnh gù cột sống là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh này? Triệu chứng nhận biết bệnh ra sao? Có phương pháp nào để điều trị bệnh không?... Các thắc mắc về bệnh gù cột sống sẽ được giải đáp chi  tiết dưới bài viết.  

Những kiến thức bạn cần biết về bệnh gù cột sống

Nguyên nhân gây ra gù cột sống

Gù cột sống là tình trạng bị biến dạng gù cột sống do ít nhất 3 đốt sống liên tiếp và có góc gù thân đốt >= 5 độ gây nên.

Gù cột sống là phần cong về phía trước của lưng, chính hiện tượng cong này sẽ vượt quá mức quy định.

Nguyên nhân chính gây ra gù cột sống bao gồm:

  • Do xương mỏng dẫn đến đốt sống bị nghiền, đây cũng chính là tình trạng loãng xương. Tình trạng loãng xương này diễn ra phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ và những người dùng corticosteroid liều cao trong suốt một thời gian dài.
  • Do thoái hóa đĩa đệm, khi các lớp đệm giữa đốt xương sống mềm và hình tròn bị khô, co lại do tuổi tác làm gia tăng tình trạng gù vẹo cột sống.
  • Người mắc bệnh Scheuermann bắt đầu trong thời gian phát triển mạnh xảy ra trước tuổi dậy thì và những bé trai sẽ bị ảnh hưởng nhiều lớn hơn bé gái.
  • Mắc các dị tật bẩm sinh dẫn đến cột sống phát triển không đúng cách trong tử cung khiến cho xương cột sống hình thành không đúng và gây ra gù cột sống.
  • Qúa trình điều trị ung  thư và điều trị ung thư ở cột sống làm suy yếu đốt sống và làm cho nó dễ bị đè nén.
  • Khi tư thế di chuyên đi vai thõng xuống sẽ dẫn đến tình trạng cong cột sống phía trên.
  • Bệnh gù cột sống có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả ở những người phụ nữ lớn tuổi, người mắc chứng loãng xương, gia đình có tiền sử mắc bệnh gù cột sống, mật độ xương thấp…

Ngoài ra sẽ còn các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gù cột sống mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng để nhận biết bệnh gù cột sống

Tùy vào mức độ của bệnh gù cột sống mà sẽ có các triệu chứng nhận biết của mỗi người sẽ khác nhau, cụ thể như:

  • Lưng cong giống như cái bướu.
  • Vai tròn.
  • Phần cột sống cứng, gặp khó khăn trong việc khó đứng thẳng hoặc không thể đứng thẳng.
  • Xuất hiện cảm giác đau lưng nhẹ, mức độ tăng dần lên theo tình trạng gù cột sống.
  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi.
  • Ở phía mặt sau của đùi bị căng cơ.
  • Trong quá trình hoạt động, di chuyển gặp khó khăn hoặc mất đi cảm giác linh hoạt.
  • Gây ra chèn ép hoặc tăng áp lực lên tủy sống và dây thần kinh.
  • Chiều cao của người bệnh bị giảm.
  • Người bệnh khi di chuyển thường có xu hướng khom người về phía trước.

Trường hợp người bệnh bị gù cột sống mức độ nghiêm trọng hơn thì sẽ có những dấu hiệu nhận biết như:

  • Lưng bị mất hoàn toàn cảm giác.
  • Chân có cảm giác ngứa ran, tê hoặc yếu.
  • Người bệnh bị khó thở.
  • Có các ảnh hưởng đến chức năng của tim và phổi.

Khi cơ thể người bệnh có các triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc gù cột sống thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Bệnh gù cột sống có nguy hiểm không?

Mắc bệnh gù cột sống nếu không được phát hiện sớm thì người bệnh có thể gặp phải các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Bị tăng áp lực lên phổi: Bệnh gù cột sống có thể làm tăng áp lực lên phổi và làm cho bệnh nhân thường xuyên bị khó thở dẫn đến mệt mỏi, giảm đi khả năng vận động.

Gặp phải các vấn đề về tiêu hóa: Khi bị cong vẹo đột sống mức độ nghiêm trọng thì dễ bị chèn ép lên hệ tiêu hóa, chính điều này làm cho người bệnh có cảm giác khó nuốt và trào ngược dạ dày thực quản.

Gặp khó khăn trong các sinh hoạt thường ngày: Cơ lưng suy yếu do gù cột sống sẽ làm cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đứng thẳng và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Mất thẩm mỹ: Khi mắc bệnh gù cột sống sẽ khiến cho lưng bị cong tròn và gây mất thẩm mỹ. Chính điều này làm cho người bệnh mất tự tin khi giao tiếp với người khác.

dieu-tri-gai-cot-song
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh gù cốt sống

Các phương pháp điều trị gù cột sống

Sau khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bệnh gù cột sống thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh để đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.

Các phương pháp điều trị gù cột sống như:

Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh

Một số loại thuốc giảm đau nhằm điều trị các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh gù cột sống gây ra. Tuy nhiên những trường hợp mắc bệnh gù cột sống như người già thì cần được kê thêm thuốc loãng xương để ngăn ngừa tình trạng rạn nứt xương cột sống và cải thiện tình trạng gù cột sống một cách tốt nhất.

Thực hiện các phương pháp trị liệu

Người bệnh thực hiện theo đúng các phương pháp trị liệu nhằm hỗ trợ tích cực và giảm thiểu triệu chứng do bệnh gù cột sống gây ra. Cụ thể bao gồm:

Những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh: Những bài tập kéo giãn giúp cải thiện tính linh hoạt của cột sống, đồng thời hỗ trợ giảm đau. 

Đeo khung: Việc đeo khung chẳng để hỗ trợ và cải thiện tốt tình trạng gù cột sống, đặc biệt cần được hỗ trợ cho các trường hợp trẻ bị bệnh Scheuermann khi xương vẫn còn đang phát triển.

Bên cạnh đó cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các thực phẩm có chứa nhiều canxi và Vitamin D. Hãy thường xuyên kiểm tra mật độ xương thường xuyên hoặc người có tiền sử gia đình bị loãng xương hay những người đã từng bị gãy xương.

Nên duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên hoạt động thể chất để giúp cột sống khỏe mạnh và ngăn ngừa cột sống nhằm giảm thiểu đáng kể những triệu chứng do bệnh gù cột sống gây ra.

Phương pháp phẫu thuật 

Các trường hợp người bệnh không thể sử dụng thuốc hoặc trị liệu thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để giảm đi mức độ gù của cột sống. Thủ thuật được sử dụng phổ biến nhất trong các trường hợp bệnh là hợp nhất cột sống, kết nối các đốt sống bị tổn thương lại với nhau vĩnh viễn.

Song song với quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây để ngăn chặn diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn, cụ thể như:

Không nên đứng lâu, chùng xuống hoặc thường xuyên thực hiện tư thế buông thõng vai.

Khi ngồi nên đảm bảo phần ghế ngồi có phần lưng tựa để lưng thẳng và phòng ngừa tình trạng hạn chế mỏi, cong lưng.

Không nên mang vác vật nặng khi lao động.

Chú ý khi đi chơi thể thao, lao động hoặc tham gia giao thông để hạn chế tình trạng chấn thương, gãy xương.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh gù cột sống, hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh thắc mắc gì hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp chi tiết nhất.