Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tủy xương?

Cập nhật: 11/03/2022 10:17 | Trần Thị Mai

Viêm tủy xương là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mãn tính ở xương bao gồm tủy xương, mô mềm quanh xương. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh viêm tủy xương.  

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tủy xương?

Nguyên nhân gây ra viêm tủy xương

Viêm tủy xương là một dạng bệnh nhiễm trùng ở sâu trong tổ chức xương và thường do nguyên nhân vi khuẩn, tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp bị nhiễm bệnh do vi trùng hoặc nấm.

Các vi khuẩn có thể xuất hiện từ một cái nhọt, vết xước, viêm họng, viêm amydan hoặc bất cứ viêm nhiễm nào đó trên cơ thể, tiếp đến các vi khuẩn sẽ đi vào máu tại xương phần lớn tập trung ở chỗ nối tiếp giữa đầu xương và thân xương vì các vùng này giàu mạch máu, dễ phát sinh ra bệnh viêm tủy xương.

Đường lây truyền bệnh viêm tủy xương sẽ gặp ở mọi lứa tuổi và gặp nhiều nhất ở lứa tuổi thiếu niên, chấn thương làm giảm đi sức đề kháng tại chỗ và tạo điều kiện gây ra viêm tủy xương gây phát sinh phát triển khi nhiễm khuẩn máu…

Sẽ còn có những nguyên nhân khác làm gia tăng nguy cơ tạo cho vi khuẩn  xâm nhập và gây ra nhiễm trùng tủy xương như:

  • Do nhiễm trùng thứ phát từ tổ chức quanh xương: Các vi khuẩn từ bề mặ da, cơ, dây chằng  mắc nhiễm trùng sau đó lan vào trong xương gây ra tổn thương sâu và hở.
  • Nhiễm trùng thứ phát từ những cơ quan khác: Khi những cơ quan khác trong cơ thể bị nhiễm trùng sẽ gây lây lan qua đường máu vào tủy xương và lâu dần dẫn đến viêm tủy xương.
  • Bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật xương: Trong quá trình phẫu thuật loại bỏ vật lạ hay những can thiệp sau chấn thương sẽ gây ra nguy cơ nhiễm trùng tủy xương.

Bên cạnh đó những đối tượng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm tủy xương như người bị rối loạn tuần hoàn máu, tiểu đường, chấn thương hoặc người phẫu thuật chỉnh hình, người thường xuyên tiêm chích ma túy, mắc các bệnh lý về tĩnh mạch…

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy xương mà chưa được liệt kê ở trên, nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm tủy xương

Tùy thuộc vào dạng mắc viêm tủy xương mà sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Cụ thể như:

Dạng viêm tủy xương cấp tính có các dấu hiệu nhận biết bệnh như:

  • Bị nhiễm trùng toàn thân: Người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao kèm theo lạnh run, những nốt mềm ở gần xương xuất hiện các nốt ban đỏ, kèm theo triệu chứng sưng phồng. Đây là giai đoạn của bệnh viêm tủy xương đã diễn biến khá nghiêm trọng.
  • Có các triệu chứng đau ở những khớp và xương: Dấu hiệu này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh. Diễn biến bệnh càng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh thấy đau càng lúc càng nghiêm trọng hơn.
  • Vùng viêm bị sưng mủ: Do tình trạng viêm kéo dài trong suốt một thời gian sẽ dẫn đến hình thành các ổ áp xe đi kèm với đó là những triệu chứng tình trạng sưng và nóng ở vùng bị viêm. Sẽ có những trường hợp bị chảy mủ kèm theo mùi tanh ra ngoài.
  • Đối với người lớn bệnh viêm tủy xương thường xảy ra ở vùng đốt sống đĩa đệm gây ra những cơn đau khó chịu, hạn chế khả năng vận động, rối loạn đại tiểu tiện, làm chèn ép đến những dây thần kinh.
  • Dạng viêm tủy xương mạn tính có các dấu hiệu nhận biết bệnh như:
  • Với dạng viêm tủy xương sẽ ít có các triệu chứng nhận biết bệnh viêm cơ tim. Ở giai đoạn khởi phát triệu chứng nhận biết đan xen nhau nhưng dạng bệnh này sẽ gây ra viêm khá nguy hiểm, dẫn đến xuất hiện lỗ rò từ xương ra bề mặt da. Tiếp đến mủ sẽ chảy ra kèm kèm theo các mảnh xương chết.

Danh mục các triệu chứng nhận biết bệnh viêm tủy xương ở trên chưa được liệt kê ở trên. Chính vì vậy ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường thì nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Bệnh viêm tủy xương có nguy hiểm không?

Khi mắc viêm tủy xương nếu không được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm có thể dẫn đến những nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh như:

Hoại tử xương: Bệnh viêm tủy xương sẽ phần nào làm cản trở quá trình lưu thông máu, khả năng nuôi dưỡng xương nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm cho xương bị yếu đi và dần dần chết đi. Lúc này bệnh nhân cần phải phẫu thuật để cắt bỏ đi khu vực bị viêm nhiễm để hạn chế tình trạng kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất.

Bị viêm khớp nhiễm trùng: Khi không được kiểm soát tình trạng nhiễm trùng xương khi khó kiểm soát lan rộng sang một hoặc nhiều khớp gần đó và dẫn đến tình trạng viêm khớp.

Khả năng tăng trưởng kém: Trẻ em khi mắc bệnh viêm tủy xương sẽ cản trở đến sự phát triển của xương, khớp, tình trạng này xảy ra ở một trong hai đầu xương dài của chân và của cánh tay. Điều này gây ra bất đối xứng giữa độ dài của hai bên cánh tay, chân của trẻ, đặc biệt khi diễn biến bệnh viêm tủy xương nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Ung thư da: Khi không kiểm soát tốt tình trạng viêm tủy xương sẽ làm xuất hiện nhiều vết loét hở, kèm theo mủ chảy ra. Vùng da bị tổn thương sẽ làm tăng nguy cơ bị tổn thương cao hơn, đặc biệt là chứng ung thư tế bào vảy.

benh-viem-tuy-xuong

Viêm tuỷ xương khiến cho người bệnh bị đau tại các khớp

Phương pháp điều trị viêm tủy xương 

Ngay khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bệnh điều trị và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp với mức độ mắc bệnh nhằm cải thiện triệu chứng và hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Một số các phương pháp được sử dụng trong điều trị viêm tủy xương như:

Điều trị thuốc kháng sinh

Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh dùng những loại thuốc kháng sinh phù hợp với dạng tiêm tĩnh mạch tiêm ở cánh tay trong khoảng 6 tuần.

Trường hợp mắc viêm tủy xương nặng người bệnh cần chỉ định thêm đợt kháng sinh với dạng thuốc nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.  Các loại thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị viêm tủy xương như: oxacillin, nafcillin, cefazolin, hoặc vancomycin…

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng nặng và có nguy cơ mắc các biến chứng thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật nhằm hạn chế được tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang những cơ quan khác của người bệnh.

Bên cạnh đó còn có một số những biện pháp điều trị kết hợp để nâng cao điều trị hiệu quả bệnh như:

Không vận động: Bất động là phương pháp chủ yếu được chỉ định khi mắc các trường hợp viêm tủy xương nhằm ngăn ngừa tình trạng gãy xương. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt phù hợp hơn: Tránh hút thuốc, kiểm soát tốt lượng đường trong máu, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chú ý nên bổ sung Vitamin C, chất xơ, khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày.

 Viêm tủy xương là một bệnh lý nguy hiểm cấp tính, bệnh tiến triển nhanh và gây biến chứng nặng nề cho sức khỏe xương khớp và khả năng đi lại. Do đó ngay khi xuất hiện dấu hiệu bệnh, cần sớm đi thăm khám và điều trị. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ bệnh viêm tủy xương, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.