Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các dấu hiệu nhận biết căng cơ quá mức và điều trị đúng cách

Cập nhật: 10/12/2022 08:34 | Trần Thị Mai

Nguyên nhân gây ra căng cơ quá mức là gì? Các dấu hiệu nào để nhận biết triệu chứng này? Có kỹ thuật nào để điều trị và phòng ngừa bệnh?... Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin y khoa. Mời bạn đọc cùng theo dõi!  

Các dấu hiệu nhận biết căng cơ quá mức và điều trị đúng cách

Căng cơ quá mức là tình trạng các cơ bắp bị kéo giãn quá mức thậm chí gây rách. Bất cứ cơ bắp nào cũng có thể bị co kéo nhưng phổ biến nhất vẫn là các cơ lưng dưới, cổ, vai, gân kheo.

Trong trường hợp các cơ bị tổn thương sẽ làm cho các sợi cơ, dây chằng gắn vào bắp thịt bị xé rách một phần hoặc có thể toàn bộ. Khi rách cơ có thể làm ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, dẫn đến chảy máu cục bộ, bầm tím hoặc chỉ đau ở vị trí tổn thương.

Nguyên nhân gây ra bệnh căng cơ quá mức

Nguyên nhân gây ra căng cơ quá mức, các cơ bị dãn ra, căng hoặc đứt đột ngột thường là do chấn thương hoặc các tổn thương khác, cụ thể như:

  • Không được linh hoạt mặc dù còn tùy thuộc vào mức độ tập luyện của thể trạng từng người.
  • Khi hoạt động thể chất không tiến hành khởi động đúng cách trước đó.
  • Tập luyện quá sức và mệt mỏi.
  • Khả năng phối hợp giữa cơ và xương trong lúc vận động kém.

Trên thực tế thì còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến căng cơ quá mức khác:

  • Căng cơ quá mức có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với cả nam và nữ. Trong trường hợp bạn không khởi động trước khi tập hoặc lao động quá sức thì đều có thể bị căng cơ quá mức.
  • Những cơ ở cổ, vai, thắt lưng bị căng cơ quá mức do khi  thực hiện động tác ném hoặc trong quá trình nhấc vật nặng bị sai tư thế.
  • Thời tiết lạnh cũng có thể làm cho các cơ bắp bị co cứng quá mức. Khi nhiệt độ càng thấp thì cơ bắp sẽ co cứng hơn. Khi đó nên dành nhiều thời gian trong việc khởi động  làm nóng cơ thể hơn.
  • Khi chạy nhảy bị trượt chân hoặc mất thăng bằng dẫn đến căng cơ chân.
  • Căng cơ quá mức là do chuyển động lặp đi lặp lại như các môn thể thao chèo thuyền,  golf, bóng chày…
    khi để cổ và lưng ở một tư thế không đúng trong suốt một thời gian dài.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc căng cơ quá mức như:

  • Chân và mắt cá chân sẽ là các bộ phận dễ bị căng cơ quá mức. Khi bạn bắt đầu các môn thể thao như chạy, nhảy sào, bóng rổ… thì đều là yếu tố tiềm ẩn gây căng cơ quá mức.
  • Khuỷu tay sẽ dễ bị mắc căng cơ quá mức như khi tham gia các môn thể thao có động tác ném như quần vợt, bóng ném, bóng chày…

Ngoài những danh mục ở trên sẽ còn những nguyên nhân khác gây ra triệu chứng căng cơ quá mức, bạn đọc có thể hỏi thêm bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết về bệnh lý.

Dấu hiệu nhận biết căng cơ

Một số các dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng căng cơ quá mức như:

  • Tầm vận động của người bệnh bị giới hạn. 
  • Trong trường hợp các căng cơ quá mức ở giai đoạn nhẹ thì cơ bị rách có thể hơi cứng nhưng vẫn cử động được linh hoạt. Còn khi bị nghiêm trọng có thể dẫn đến rách cơ nặng hơn và làm hạn chế di chuyển đồng thời người bệnh sẽ rất đau.
  • Có các cơn đau cơ khởi phát đột ngột.
  • Bề mặt da bị đổi màu hoặc bầm tím bất thường kèm theo sưng tấy ở vị trí tổn thương.
  • Cơ bắp bị co thắt, co cứng.
  • Khi vận động các cơ bị tổn thương sẽ có cảm giác đau.
  • Cơ đó bị yếu và dần hạn chế sử dụng vị trí cơ đó.

Tốt nhất nhằm hạn chế đến mức tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì ngay khi có dấu hiệu căng cơ đầu tiên bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

cang-co-qua-muc
Chườm lạnh là một trong các phương pháp giảm đau, sưng tấy do căng cơ quá mức

Các phương pháp điều trị căng cơ quá mức

Khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác về mức độ căng cơ quá mức thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe đáp ứng điều trị để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Một số các phương pháp được dùng trong giảm nhanh triệu chứng đau và điều trị như:

  • Băng ép: Để giảm sưng, quấn vùng bị ảnh hưởng bằng băng thun cho đến khi sưng giảm. Cẩn thận không nên quấn vùng chấn thương quá chặt. Làm như vậy có thể làm giảm lưu thông máu của bạn.
  • Nhận thấy có các dấu hiệu căng cơ chân, căng cơ tay thì ngay lập tức dừng lao động và tiến hành chườm lạnh. Việc chườm lạnh sẽ làm cho lượng máu lưu thông về khu vực chườm đá sẽ bị giảm hơn. Điều này giúp giảm đau và sưng tấy quanh chấn thương. 
  • Sử dụng thuốc tây chống viêm. Điều này sẽ giúp giảm giữ đau và sưng.

Phòng ngừa bệnh Căng cơ quá mức

Các giảng viên ngành Điều dưỡng của nhà trường chia sẻ chế độ sinh hoạt tốt có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến của căng cơ. Bạn cần chú ý thực hiện như:

  • Khi nâng vật nặng cần chú ý đúng tư thế và không nên gắng sức quá nhiều. Giữ sao cho lưng thẳng, co đầu dối và từ từ nâng chân lên. Tốt nhất nên chú ý giữ đồ nặng đó sát cơ thể, tuyệt đối không nên vừa nâng vừa xoay vật nặng cùng một lúc. 
  • Tập thể dục phù hợp với thể trạng sức khỏe để duy trì cơ săn chắc và khỏe mạnh hơn. Chú ý tập luyện theo đúng kỹ thuật để không bị giãn cơ quá mức và nhớ khởi động trước khi bước vào tập luyện thể lực. Tương tự, sau khi tập xong cũng nên thư giãn cơ và hoạt động nhẹ để ngăn ngừa cứng cơ. Nếu mới bắt đầu tập thể dục thì hãy bắt đầu chậm và từ từ nâng dần mức độ tập.
  • Mang giày thích hợp với kích thước chân, đặc biệt là nữ giới chọn giày cao gót không nên quá chật.
  • Không nên gắng sức và vượt quá giới hạn sức khỏe của bản thân. Nếu có vật hay việc gì cảm thấy quá sức với cơ thể thì hãy dừng lại ngay lập tức.
  • Không nên ngồi yên một chỗ quá lâu: Dành thời gian cho việc đi lại, giải lao xen kẽ với thời gian làm việc, lao động. Nên chọn tư thế ngồi, vị trí ngồi sao cho thoải máu, tốt nhất nên ngồi ở tư thế mà đầu gối ngang bằng với hông. 
  • Khi bị chấn thương, bệnh nhân không được chườm nóng hoặc dùng dầu và rượu xoa bóp. Vì chườm nóng hoặc xoa bóp lại khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi. Chúng sẽ trở nên yếu hơn và dễ chấn thương trở lại khi có những cử động hơi mạnh.
  • Chú ý cẩn thận khi đi ở các vị trí dễ có nguy cơ bị ngã như bề mặt trơn, cầu thang... giữ sàn nhà gọn gàng, sạch sẽ.
  • Duy trì cân nặng cơ thể ở mức phù hợp, cân đối để khi vận động hoặc có ngã cũng ít xảy ra các chấn thương. 

Trên đây là những chia sẻ về bệnh căng cơ quá mức. Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác, rõ ràng. Những thông trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ.