Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chốc đầu là gì? Cách điều trị ra sao?

Cập nhật: 30/08/2019 16:37 | Nhâm PT

Bệnh chốc đầu là căn bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn gây nên, là một bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi nhất là ở những trẻ vệ sinh kém.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chốc đầu là gì? Cách điều trị ra sao?

Những trẻ em sống trong môi trường vệ sinh kém, thiếu sự chăm sóc của người lớn thường dễ bị mắc bệnh này. Bệnh chốc lở không quá khó để chữa trị nhưng cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý thì mới nhanh chóng khỏi.

Chốc đầu là gì? 

Chốc đầu là căn bệnh thường gặp vào mùa hè, B=bệnh biểu hiện bằng những mụn nước trên đầu trẻ, mụn nước khi vỡ sẽ để lộ lớp da bị tổn thương đỏ ở phía dưới tạo thành những vảy dày bám vào da đầu. Dịch mụn này khi chảy ra gây bết dính tóc, rất dễ nhiễm khuẩn, ban đầu chỉ có một vài điểm nhỏ, dần dần lan rộng một vùng hoặc cả đầu.

Chốc đầu tuy không gây nguy hiểm cho người mắc phải nhưng khi bị nặng thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau khu vực bị chốc đầu. Chốc đầu nguy cơ dẫn đến bội nhiễm rất cao, khi bội nhiễm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây những biến chứng toàn thân, ảnh hưởng đến tim, phổi, thận, khớp vì vậy khi phát hiện cần cho trẻ đi khám bệnh và điều trị nhanh chóng. 

Bệnh chốc đầu hay còn gọi là bệnh nấm da đầu, với đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước đóng vảy tiết màu mật ong. Chốc đầu làm trụi tóc, gây các mảng nhỏ ngứa và da đầu bị bong tróc.

Bệnh chốc đầu ở trẻ sơ sinh nhiều người nghĩ đó là "cứt trâu" đứa trẻ nào thường có lúc nhỏ nên thường bỏ qua không chữa trị. Khi gội đầu cho bé xong, cha mẹ nên quan sát nếu da ở đầu thường xuyên bị bong rồi lại lên những đợt mới, bé cho tay gãi ngứa nhiều thì khả năng rất lớn là bé đã bị chốc đầu.

Chốc đầu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn gây nên rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cùng một trẻ hoặc lây lan sang trẻ khác. 

Nguyên nhân bệnh Chốc đầu 

Nguyên nhân gây ra bệnh chốc đầu là tụ cầu vàng hoặc liên cầu một loại nấm có tên Dermatophytes. Loại nấm Dermatophytes này phát triển mạnh trên các mô chết như tóc, biểu bì da và ưa thích nơi ẩm, ấm áp do đó chúng phát triển mạnh mẽ trên da nhiều mồ hôi. Chốc đầu thường gây ra hiện tượng bọng nước (bullous impetigo) do độc tố bong da của tụ cầu exfoliatin A-D tác động vào cầu nối desmoglein 1 của các tế bào gai ở thượng bì, làm bóc tách lớp nông của thượng bì, tạo hình ảnh giống pemphigus vảy lá. Chốc đầu thường do liên cầu nhưng có thể phối hợp với tụ cầu vàng, xảy ra trên cơ địa suy giảm miễn dịch, người già, người mắc bệnh mạn tính. Người bị nhiễm chốc đầu sống trong một tập thể và vệ sinh không đảm bảo hoặc những trẻ không được tắm gội thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ lây lan sao của loại nấm này.

Bệnh chốc đầu là bệnh nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

Bệnh chốc đầu là bệnh nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

Triệu chứng của bệnh Chốc đầu 

Những dấu hiệu của bệnh chốc đầu có thể dễ quan sát thấy như sau:

  • Xuất hiện một vài mảng ngứa bong tróc trên đầu, các mảng tóc có thể tróc ra khỏi da đầu, để lại vảy trên da đầu. 
  • Bệnh chốc đầu có các triệu chứng khác như sốt, tóc giòn, sưng hạch bạch huyết.
  • Bệnh này lây lan nhanh nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển nặng lên tạo nên những vết sưng cứng và chảy mủ. Những vết này sẽ làm người bệnh sau này tóc không mọc được, bị hói và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh. 
  • Bệnh chốc đầu lây lan rất nhanh nếu sử dụng chung các vật dụng với người bệnh như lược, mũ, đồ dùng trên giường đặc biệt ở trẻ em qua tiếp xúc từ người sang người qua tiếp xúc.
  • Bệnh chốc đầu xảy ra ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh hay gặp ở trẻ em từ và ít gặp ở người lớn. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chốc đầu như: người mắc các bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch như HIV/AIDS, tiểu đường, ung thư, người có điều kiện vệ sinh kém, người sống ở khu dân cư đông đúc, những người sống trong điều kiện khí hậu ẩm ướt. Các vật nuôi trong nhà như chó mèo cũng có thể là đối tượng lây lan 

Những phương pháp điều trị bệnh chốc đầu ở trẻ

Bệnh chốc đầu hiện nay có thể chữa trị được khỏi hẳn nếu như phát hiện sớm và điều trị đúng cách. 

  • Đầu tiên nên phòng ngừa bằng cách thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, luôn để cơ thể trẻ được thoáng mát, thấm mồ hôi, cắt móc tay thường xuyên cho trẻ. Cho trẻ chơi tránh xa nơi ẩm ướt và chơi với động vật có chứa nguồn bệnh thường xuyên.
  • Nếu phát hiện trẻ bị chốc đầu nên để trẻ tránh lây nhiễm cho người trong gia đình và sinh hoạt riêng cho tới khi khỏi bệnh.

Để điều trị bệnh chốc đầu ở trẻ, các bác sĩ chủ yếu cho dùng thuốc bôi ngoài.

Dung dịch sát trùng

Trường hợp bé bị chốc đầu nhẹ nên dùng dung dịch nước muối và dung dịch berberin chỉ dùng khi bệnh nặng tiêu diệt vi khuẩn tại vết thương và khu vực xung quanh.

Cách dùng: Pha dung dịch với nước hoặc thấm vào bông và bôi lên vùng da tổn thương trên đầu trẻ.

Thuốc màu

Hai loại thuốc màu phổ biến nhất là dung dịch xanh methylen và dung dịch có chứa iốt.

 + Dung dịch Xanh Methylen có công dụng gắn kết với các tiểu thể trong vi khuẩn và làm vô hiệu hóa chức năng của các tiểu thể này. Từ đó khiến vi khuẩn không thể sống sót bằng cách phá vỡ phản ứng oxy hóa trong chuyển hóa dinh dưỡng của vi khuẩn khiến vi khuẩn không thể sống sót. Sử dụng bằng cách thấm ướt dung dịch Xanh Methylen vào tăm bông và bôi lên các nốt tổn thương. 

+ Dung dịch chứa i-ốt, povidine: Dung dịch này có khả năng sát khuẩn tốt, phản ứng mạnh theo phản ứng trao đổi ion với các enzym oxy hóa khử ở màng tế bào vi khuẩn khiến các tế bào này mất đi tính năng của tế bào, vi khuẩn không thể thực hiện chuyển hóa. Ngoài ra, i-ốt còn có thể làm biến tính các phân tử protein màng và xuyên màng, từ đó làm hư hỏng các protein này. Bạn nên dùng bông hoặc tăm bông thấm vết thương và bôi lên vùng da bé bị chốc đầu.

Lưu ý: Do dung dịch iốt gây phản ứng trao đổi mạnh nên cha mẹ tránh dùng  các dung dịch i-ốt quá cao vì có thể gây ngộ độc, hoặc da đầu dễ bị viêm loét nặng. Tốt nhất là dùng dung dịch i-ốt đóng chai.

Thuốc bột và thuốc mỡ bôi tại chỗ.

Thuốc bột và thuốc mỡ bôi tại chỗ gồm hai loại thông dụng đó là bột kháng sinh chlorocid và mỡ tetracyclin.

 + Mỡ tetracyclin: theo nghiên cứu chúng có khả năng kìm vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn, bạn chỉ cần bôi lên vết thương trước khi đi ngủ. 

+ Bột kháng sinh chlorocid: Thuốc mỡ này có khả năng kháng khuẩn mạnh, kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn, ngoài ra còn có chức năng hút dịch, tại vẩy che nốt tổn thương, chống nhiễm khuẩn. Sử dụng loại thuốc này bằng cách rắc lên vết tổn thương.

Điều trị bằng thảo dược thiên nhiên

Sử dụng bồ kết

Bé bị chốc đầu có thể dùng bồ kết để gội rất hiệu quả

Bé bị chốc đầu có thể dùng bồ kết để gội rất hiệu quả

Cách làm:

Bước 1: Gội đầu

Bạn nên rửa sạch bồ kết, bẻ 8 mỗi quả bồ kết ra, mỗi quả thành 3 mảnh, ngâm với nước ấm 15 – 30 phút. Cho nước đó cùng với lá chè xanh vào đun với lượng nước ngập lá chè. Khi nước sôi, thả gừng vào để khoảng 5 phút, đun nhỏ lửa rồi nhấc ra để ấm. Dùng vải xô để lọc bỏ tạp chất rồi gội đầu cho bé sẽ rất hiệu quả, sạch da đầu bị nấm.

Bước 2: Làm thuốc bôi

Lấy bồ kết khô rang lên, nghệ tươi rửa sạch, để cả vỏ, thái mỏng rồi sao lên cho khô, sau đó nghiền nhỏ bồ kết và nghệ thành bột, thấm khô vùng bị chốc đầu rồi rắc bột vào. Dùng khăn băng đầu lại tránh để thuốc rơi xuống mắt. Thực hiện liên tục trong 1 tuần, ngày 1 lần

Bên cạnh gội đầu bằng bồ kết thì rau má cũng là một trong những loại thảo dược rất công hiệu trong điều trị bệnh chốc đầu cho bé. Bạn có thể sử dụng rau má để cải thiện bệnh chốc đầu cho bé. Trong rau má có chứa hóa chất triterpenoids giúp chữa lành vết thương nhanh chóng, đồng thời tăng cường chất chống oxy hóa tại vết thương, cung cấp máu cho khu vực bị thương tốt hơn.

Cách làm:

 Rửa sạch rau cho vào nồi, lọc bằng vải sạch rồi dùng nước đó uống thay nước lọc hàng ngày. Chỉ cần cho bé uống trong khoảng một tuần sẽ thấy khỏi

Theo bác sĩ Nguyễn Hải Anh, giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, cha mẹ có thể sử dụng dầu gội trị nấm kết hợp với nhiều loại thuốc điều trị đặc trị bệnh chốc đầu cho bé như Griseofulvin và Terbinafine hydrochloride. Tùy từng trường hợp và tình trạng người bệnh, bác sĩ điều trị sẽ tìm các loại thuốc thích hợp và phù hợp để điều trị. Khi bị chốc đầu bé sẽ hay lấy tay gãi đầu nên cha mẹ cần theo dõi và sử dụng loại thuốc nào cho hợp lý nhất.