Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cách điều trị hẹp van tim để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh

Cập nhật: 06/01/2022 04:44 | Trần Thị Mai

Hẹp van tim  là bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim, loạn nhịp tim… Tuy  nhiên nếu phát hiện sớm thì vẫn có thể được điều trị và hạn chế tối  đa những rủi ro do bệnh gây ra. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin hữu ích về bệnh hẹp van  tim. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.  

Cách điều trị hẹp van tim để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh

Bệnh hẹp van tim là gì?

Ở một cơ thể bình thường trái tim có một hệ thống các van tim là van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Những van tim này sẽ có nhiệm vụ đóng mở và giúp máu lưu thông theo một chiều nhất định giữa các buồng tim và buồng tim với động mạch.

Tình trạng hẹp van tim là khi các loại van tim không thể mở ra hoàn toàn như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu qua van. Nếu kéo dài thì  sẽ trở thành bệnh và dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Mỗi loại van tim bị hẹp sẽ có những dạng hẹp van tim khác nhau, cụ thể phân loại bệnh hẹp van tim như:

  • Hẹp van 2 lá: Đây là tình trạng van 2 lá bị hẹp từ đó lưu lượng máu từ buồng tim phía trên, bên trái xuống buồng tim phía dưới, bên trái bị giảm đi.
  • Hẹp van 3 lá: Đây là tình trạng van 3 lá bị hẹp dẫn đến lưu lượng máu từ buồng tim phía trên, bên phải xuống phía dưới buồng tim phía dưới, bên phải sẽ bị giảm đi.
  • Hẹp van động mạch chủ: Đây là tình trạng  dạng van hẹp nghiêm trọng nhất. Vì dạng này sẽ làm cản trở lưu thông từ tâm thất trái ra động mạch chủ đi nuối những cơ quan trong cơ thể.
  • Hẹp van động mạch phổi: Lúc này van động mạch phổi hẹp sẽ làm ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông từ tâm thất phải đến động mạch phổi để  có thể trao đổi oxy.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp van tim, tuy nhiên do cấu trúc của các lá van bị biến đổi khiến cho chúng dày lên, xơ cứng hoặc hợp nhất lại với nhau. Bên cạnh đó thì một số bệnh lý có thể dẫn đến hẹp van tim như:

Bị thấp khớp, thấp tim do nhiễm liên cầu nhóm A: Nguyên nhân này rất phổ biến gây ra bệnh hẹp van tim

Người bị lão hóa: Qúa trình lão hóa diễn ra sẽ làm lắng đọng canxi khiến cho các lá van bị xơ cứng và rất khó để mở ra hoàn toàn.

Mắc các dị tật bẩm sinh: Ngay từ thời kỳ phôi thai đã xuất hiện các bất thường ở van tim.

Người mắc các hội chứng Carcinoid ác tính, bệnh Fabry, lupus ban đỏ hệ thống… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp van tim.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân khác gây ra hẹp van tim như  do liên cầu khuẩn, vôi hóa van, viêm nội tâm mạc  nhiễm khuẩn… và nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc  thắc mắc hãy liên  hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Bệnh hẹp van tim có nguy hiểm không?

Khi mắc bệnh hẹp van tim người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu như:

  • Bị đau ngực.
  • Ho nhiều, đặc biệt khi nằm xuống.
  • Bị khó thở, khi vận động sẽ cần thở gắng sức.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
  • Nhịp tim đập nhanh và mức độ tăng lên khi làm việc nặng.
  • Ngất xỉu hoặc bị choáng váng.
  • Mắt cá chân, bàn chân bị sưng. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ gặp khi bệnh diễn biến đến là giai đoạn nặng.

Ngay khi có các triệu chứng ban đầu mà người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ làm tăng áp lực lên trái tim, đồng thời giảm đi lưu lượng máu đi  nuôi cơ thể và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức  khỏe như:

  •  Suy tim: Do khi bị hẹp van tim thì lưu lượng máu đi nuôi cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, kéo dài trong suốt một thời gian người bệnh mắc tình trạng suy tim.
  • Biến chứng từ cục máu đông: Khi máu ứ đọng tại buồng tim rất dễ hình thành nên các cục máu đông từ đó di chuyến đến những mạch máu nhỏ và gây ra tắc nghẽn, lâu dần gây ra nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, đột quỵ…
  • Rung tâm nhĩ: Biến chứng này rất nguy hiểm và có thể làm ngừng tim hoặc khi chúng di chuyển lên não sẽ khiến tắc mạch máu não và gây ra đột quỵ hay rơi vào phổi dẫn đến phù phổi…
  • Tim giãn to: Vì máu ứ đọng tại buồng tim làm cho tim bị giãn rộng ra và to hơn. Như vậy làm  giảm đi khả năng bơm máu của tim và làm gia tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Nhằm hạn chế được các  biến chứng nguy hiểm của bệnh hẹp van tim thì ngay khi có những  triệu chứng bất thường thì  bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách, phù hợp.

hep-van-tim
Hẹp van tim thường sẽ có biểu hiện đau ngực nhiều 

Các phương pháp điều trị bệnh hẹp van tim

Tùy vào mức độ bệnh hẹp van tim mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp mức độ hẹp van tim nhẹ thì nên đi khám  định kỳ và phòng bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trước những các thủ thuật gây chảy máu như khi nhổ răng, phẫu thuật…

Trường hợp mức độ bệnh nặng hơn và đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, tức ngực, rối loạn nhịp tim thì bác sĩ sẽ  chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

Một số loại thuốc sẽ được dùng trong điều trị hẹp van tim nhằm sửa chữa khiếm khuyết của van tim và cải thiện các triệu chứng của bệnh như:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu: Khi người bệnh có hiện tượng phù thì nhóm thuốc này mang lại tác dụng nhằm ngăn chặn được sự tích tụ dịch trong phổi và những cơ quan khác trong cơ thể.
  • Nhóm thuốc chống đông máu: Giúp ngăn ngừa được các biến chứng từ cục máu đông.
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Điều trị, đồng thời dự phòng nhiễm liên cầu  nhóm A.
  • Nhóm thuốc chống loạn nhịp tim: Để điều trị nhịp tim ở mức ổn định hơn cho người bệnh.
  • Thuốc hạ áp: Đây chính là nhóm thuốc được chỉ định điều trị nhiều ở những người có tình trạng tăng huyết áp.

Ngoài các biện pháp điều trị hẹp van tim thì người bệnh cũng cần điều chỉnh lối sống lành mạnh, cụ thể như:

  • Duy trì việc tập thể dục với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe để dòng máu lưu thông được dễ dàng, hạn chế nguy cơ đông máu và kiểm soát tốt tình trạng mỡ máu.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày nên tăng  cường rau xanh vào chế độ ăn, giảm chất béo, tránh dùng những chất kích thích vì điều này sẽ gây ra rối loạn nhịp tim ở những người mắc bệnh hẹp van tim.
  • Nên  đi khám sức khỏe định kỳ để ngăn chặn bệnh diễn biến xấu đi và có thể phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý khác.

Với những thông tin ở trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu được hẹp van tim là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị bệnh… Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.