Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh ung thư tuyến nước bọt và những điều cần biết

Cập nhật: 08/02/2022 04:46 | Trần Thị Mai

Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể xuất hiện ở mọi lứa  tuổi, gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sức  khỏe của người bệnh. Vậy bệnh ung thư tuyến nước bọt là gì? Triệu chứng nào để nhận biết bệnh? Có cách nào để khắc phục bệnh ung thư tuyến nước bọt không?.. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh.  

Bệnh ung thư tuyến nước bọt và những điều cần biết

Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến nước bọt

Tuyến nước bọt sẽ có nhiệm vụ tạo ra nước bọt giúp hỗ trợ tiêu hóa đồng thời giữ cho miệng bạn ẩm và có thể bảo vệ răng khỏe mạnh hơn. Ung thư tuyến nước bọt là việc xuất hiện khối u ở trong tuyến nước bọt tại khoang miệng. Khối u có thể xuất hiện  ở bất cứ tuyến nước bọt nào trong miệng, cổ hoặc cổ họng của người bệnh. 

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên  nhân gây ra khối u tuyến nước bọt nhưng theo nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng ung thư tuyến nước bọt xảy ra do ADN của một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến. Chính những đột biến này sẽ tạo điều kiện để các tế bào phát triển và phân chia bất thường tiếp đến  tích  lũy  và tạo thành khối u có thể xâm lấn những mô gần đó. Tế bào ung thư vỡ ra và có thể di căn đến những khu vực xa của cơ thể.

Bên cạnh đó sẽ có một số các yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt như:

  • Do các tác động từ môi trường sinh sống  như bụi bẩn, công xưởng chứa nhiều khí thải… làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt.
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia do có chứa một số chất kích thích độc hại nguy hiểm nên người bệnh dễ có nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây ra các ảnh hưởng không tốt đến  sức khỏe của con người.Việc bạn không vệ si nh răng miệng sạch  sẽ hoặc chế độ ăn không phù hợp, chế biến đồ ăn chưa được nấu chín, lên nấm mốc… nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư tuyến nước bọt.
  • Thường xuyên hút thuốc lá trong  suốt thời gian dài, trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất  độc gây ảnh hưởng đến phổi và gây hại đến tuyến nước bọt.

Ngoài ra sẽ còn có rất nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt mà chưa được liệt kê ở trên, nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết ung thư tuyến nước bọt

Mỗi vị trí xuất hiện ung thư tuyến nước bọt sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau, cụ thể như:

Vị trí khối u xuất hiện ở mang tai có các dấu hiệu nhận biết bệnh như:

Ở thời gian đầu mới mắc bệnh sẽ  không có dấu hiệu nhận biết nổi bật.

Đến khi các tế bào ung thư hình thành ở khu vực mang tai  và xâm lấn đến những khu vực lân cận người bệnh sẽ thấy tê liệt, nhức mỏi.

Xuất hiện hạch ở vùng mang tai.

Mũi, họng, vùng đầu… cũng có thể xuất hiện hạch.

Vị trí khối u xuất hiện ở hàm có các dấu hiệu nhận biết bệnh như:

Đến giai đoạn nặng người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức thường xuyên, miệng thấy khó chịu.

Khi ăn uống sẽ dễ bị đau.

Lưỡi bị tê cứng.

Vị trí khối u xuất hiện ở vùng mũi, thanh quản có các dấu hiệu nhận biết bệnh như:

Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

Kèm theo triệu chứng ngạt mũi.

Khó thở.

Có cảm giác đau  nhức ở vùng khoang miệng.

Những giai đoạn phát triển của bệnh ung thư tuyến nước bọt

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn này các tế bào ung thư sẽ xuất hiện và chưa có những dấu hiệu nổi bật của bệnh.
  • Giai đoạn 2: Lúc này những tế bào ung thư phát triển dần và có thể lây lan sang những vị trí lân cận xung quanh.
  • Giai đoạn 3: Những tế bào ung thư dần  phát triển mạnh hơn và người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khó chịu như  đau nhức, mệt mỏi.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn nghiêm trọng và người bệnh không còn có khả năng điều trị bệnh, đồng thời lúc này cơ hội sống sót cũng thấp hơn.

Để giảm thiểu tới mức tối đa các biến chứng  nguy hiểm do bệnh ung thư tuyến nước bọt gây ra cho người bệnh. Nên tốt nhất ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

ung-thu-tuyen-nuoc-bot
Ung thư tuyến nước bọt sẽ gây ra đau cho người bệnh

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt

Khi bác sĩ căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng có nghi ngờ người bệnh mắc ung thư tuyến nước bọt thì sẽ chỉ định thức hiện các chẩn đoán hình ảnh nhằm chẩn  đoán chính xác khối u như siêu âm vùng cổ, chụp cộng hưởng từ vùng cổ - đầu, chụp Xquang phổi tìm di căn, xạ hình tuyến nước bọt, sinh thiết khối u…

Dựa vào kết quả của chẩn đoán hình ảnh sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hơn với giai đoạn mắc bệnh và thể trạng sức khỏe.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hữu hiệu nhất để cắt bỏ được toàn bộ khối u ác tính triệt căn trong giai đoạn sớm nhất.

Phẫu thuật sẽ được thực hiện khá khó khăn do ở khu vực đầu và cổ sẽ có chứa nhiều dây thần kinh bao quanh nên quá trình phẫu thuật có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc những cơ quan khác.

Đối với người bệnh mắc ung thư tuyến nước bọt vào giai đoạn muộn thì khối u xâm lấn rộng ngoài nhu mô tuyến hoặc có dấu hiệu di căn thì cần kết hợp phương pháp phẫu thuật cắt bỏ và vét hạch cổ sau đó tiến hành xạ trị để có thể điều trị tận gốc. Tuy nhiên những trường hợp mắc ung thư vào giai đoạn muộn và người bệnh không thể phẫu thuật hay xạ trị thì sẽ cần tiến hành hóa trị.

Phương pháp xạ trị sẽ đem đến hiệu quả điều trị cao trong việc điều trị ung thư tuyến nước bọt nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được phương pháp điều trị này.

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại hóa chất để diệt những khối u tuyến nước bọt, bên cạnh đó phương pháp này cũng có thể tiêu diệt được cả khối u trong tuyến nước bọt và nhiều vùng lân cận khác.

Ung thư tuyến nước bọt có thể điều trị được nếu bệnh phát hiện trong giai đoạn sớm và được chỉ định đúng phác đồ. 

Để hạn chế tới mức tối đa các yếu tố dẫn đến bệnh ung thư tuyến nước bọt thì bạn nên  thực hiện phòng tránh theo các cách  dưới đây:

  • Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên, đánh răng hai lần/ ngày.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất đủ 2 lít/ ngày. 
  • Bỏ thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc, nên nhớ hạn chế đến những môi trường sống không trong lành.
  • Xây dựng kế hoạch ăn uống đầy đủ các loại dưỡng chất, vitamin cho cơ thể, duy trì thói quen tập thể dục phù hợp cho tình hình sức khỏe của người bệnh như đi bộ, xe đạp, tập cầu lông…

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc sẽ có  thêm nhiều kiến thức về bệnh ung thư tuyến nước bọt, tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.