Bệnh phong thấp là gì?
Có thể hiểu bệnh phong thấp là bệnh gì? Để dễ phát hiện bệnh khi gặp những triệu chứng của bệnh. Bệnh phong thấp (bệnh phong tê thấp) là bệnh viêm đa khớp ở dạng thấp, gây ra triệu chứng như: đau nhức, sưng nóng, rát đỏ ở các khớp xương và bắp thịt. Bệnh phong thấp không chỉ gây ra những tổn thương ở khớp xương mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, tim, hệ thần kinh nếu như người bệnh không được điều trị kịp thời.
Bệnh phong thấp vô cùng nghiêm trọng nên người bệnh không được chủ quan
Triệu chứng nhận biết người mắc bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp có triệu chứng khá rõ để nhận biết giúp phát hiện bệnh sớm không quá khó khăn:
- Nhận thấy tình trạng bị đau nhức, sưng và nóng đỏ ở các khớp xương đặc biệt là khớp xương ở bàn tay, bàn chân vào nhiều thời điểm trong ngày.
- Bắt đầu thấy xuất hiện tình trạng khớp cứng, thấy khớp kêu rắc và đau khớp khó cử động đặc biệt mỗi khi đứng lâu, ngồi lâu hay khi bạn vừa ngủ dậy.
- Người bệnh xuất hiện những biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, không rõ cảm giác muốn ăn gì.
- Càng để lâu, các khớp xương sẽ bị biến dạng, đau đớn hơn
Người bệnh nên chú ý những triệu chứng của bệnh càng sớm càng tốt
Nguyên nhân bị bệnh phong thấp là gì?
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng di truyền, miễn dịch, viêm nhiễm và môi trường là các tác nhân gây bệnh phong thấp.
Yếu tố di truyền: Các yếu tố di truyền theo thống kê là chiếm từ 50-60% nguyên nhân gây nên phong thấp. HLA-DR, PADI4 và PTPN22 là các gen có thể gây bệnh phong thấp.
Yếu tố nội tiết: Sự xuất hiện của bệnh thấp khớp do sự mất cân bằng của estrogen và progesterone
Yếu tố truyền nhiễm: Một số loại virus và vi khuẩn truyền nhiễm như virus Epstein-Barr, Parvovirus B19, M.Tuberculosis, virus cảm cúm dẫn đến sự phát triển của bệnh phong thấp
Các yếu tố khác: Các bệnh liên quan đến xương khớp, chấn thương do tai nạn, hút thuốc lá, và kích thích tinh thần có thể liên quan đến sự phát sinh bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp nên ăn gì, kiêng gì là tốt?
Để cải thiện các triệu chứng và giảm các phản ứng của bệnh phong thấp, người bệnh và gia đình có thể tham khảo một số thực phẩm như sau:
- Thực phẩm giàu canxi: các loại hải sản, sữa tươi, xương ống sẽ giúp giảm đau, chống loãng xương, tái tạo sụn khớp rất tốt. Bạn nên chú ý bổ sung vừa đủ vì nếu thừa sẽ gây ra bệnh gút.
- Hoa quả và rau xanh: táo, chuối, dưa hấu, rau cải, muống, mồng tơi… giúp hỗ trợ tiêu hóa dễ, tốt cho xương khớp và tăng sức đề kháng.
- Uống nhiều nước: nước lọc, nước ép hoa quả…hoặc các loại nước uống thảo dược của Đông Y để kiện tỳ.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh phong thấp cần kiêng ăn những thực phẩm sau:
- Đồ nhiều dầu mỡ: nó có thể gây phản ứng viêm khiến bệnh nặng hơn
- Thực phẩm giàu protein: thịt đỏ, lòng đỏ trứng sẽ khiến khớp sưng tấy.
- Nội tạng động vật: gan, lòng, mề giảm canxi khiến khớp dễ bị viêm và sưng
- Đồ ngọt: tăng triệu chứng phong thấp
- Café và đồ uống có ga: phá hủy tế bào sụn khớp
Có thể chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt?
Thân và lá của lá lốt có chứa rất nhiều tinh dầu và ancaloit giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau vô cùng tốt trong trường hợp mắc bệnh phong thấp xương. Sử dụng lá lốt chữa phong thấp theo cách dân gian thường dùng nấu canh, sắc nước uống hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng của nó.
Sắc nước lá lốt: Kiên trì sử dụng lá lốt sắc lấy nước uống trong 10 ngày sẽ giúp máu của người bệnh được lưu thông, giảm ngay triệu chứng đau khớp mỗi khi thay đổi thời tiết.
Nấu canh lá lốt: Bạn nên nấu canh lá lốt cùng chút gừng tươi, hay húng quế, ngải cứu để dễ ăn hơn và nhiều hiệu quả hơn.
Lợi ích không ngờ của lá lốt trong trường hợp mắc bệnh phong thấp
Bạn nên chú ý đến sức khỏe của bản thân thường xuyên hơn. Nếu có những triệu chứng trên bài viết, bạn nên kiểm tra sức khỏe và gặp bác sĩ tư vấn. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt để thực hiện các mục tiêu trong cuộc sống.
Theo Cao đẳng Y Dược Sài Gòn (tổng hợp)