Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh thông liên nhĩ có nguy hiểm không?

Cập nhật: 23/11/2018 23:18 | Thu Hương

Bệnh thông liên nhĩ là bệnh như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện về bệnh, tất cả đều được tổng hợp trong bài viết như sau.

Bệnh thông liên nhĩ có nguy hiểm không?

Bệnh thông liên nhĩ 

Bệnh thông liên nhĩ là bệnh gì?

Thông liên nhĩ là một dị tật bẩm sinh của tim, bệnh nhân sẽ có một lỗ hở ở vách ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. Lỗ hở nãy sẽ tạo ra một lỗ thông từ trái sang phải làm cho máu ở 2 bên của tim bị hòa trộn vào nhau và theo đó khiến cho máu được bơm đi nuôi cơ thể đều là những máu thiếu ô xy còn máu giàu oxy thì lại được truyền ngược về phổi. Sự tuần hoàn không bình thường này có thể gây ra tình trạng tăng áp phổ.

Nguyên nhân gây ra bệnh thông liên nhĩ

Bệnh thông liên nhĩ vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng có thể do một số yếu tố sau:

  • Di yếu tố di truyền;
  • Do môi trường sống;
  • Do chế độ ăn uống không hợp lý;
  • Do các loại thuốc mà người mẹ uống ảnh hưởng đến trẻ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thông liên nhĩ ở trẻ:

  • Cơ thể người mẹ bị nhiễm rubella trong suốt tháng đầu mang thai;
  • Người mẹ bị mắc bệnh tiểu đường, lupus;
  • Người mẹ bị mắc bệnh béo phì; bệnh phenylceton niệu;
  • Người mẹ có sử dụng các loại thuốc, thuốc lá, rượu hoặc một số chất khác trong quá trình mang thai.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

 Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh là:

  • Trong trường hợp lỗ hở nhỏ hơn 5mm thì bạn có thể sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào.
  • Trong trường hợp lỗ hở lớn hơn thì người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: khó thở, đánh trống ngực, nhiễm trùng đường hô hấp, thở gấp khi hoạt động mạnh.

Trong trường hợp trẻ bị suy tim hoặc các biến chứng của bệnh tim bẩm sinh bạn cần phải gọi bác sĩ ngay để tránh xảy ra những tình huống xấu hơn nữa.

Cách điều trị bệnh thông liên nhĩ

bệnh thông liên nhĩ Cần phải đưa trẻ đi điều trị càng sớm càng tốt

Các chẩn đoán bệnh thông liên nhĩ

  • Bác sĩ có thể chẩn đoán, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh thông liên nhĩ ở bạn thông qua việc khám lân sàng các triệu chứng biểu hiện bệnh thường gặp và thông qua kết quả khám tim.
  • Việc kiểm tra tim được thực hiện bằng cách nghe nhịp tim bằng ống nghe và dựa vào âm thanh, bác sĩ sẽ biết được tình trạng lưu thông máu qua tim trong cơ thể bạn có ổn định hay không.
  • Để kiểm tra cấu trúc tim và hoạt đông bơm máu, lưu lượng máu của tim, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm tim.
  • Một số phương pháp xét nghiệm khác: xét nghiệm thông tim, chụp động mạch vành, chụp MRI tim, siêu âm tim qua thực quản, điệm tâm đồ…

Những phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh thông tim nhĩ

  • Khi trẻ bị bệnh thông tim nhĩ, bạn sẽ được yêu cầu theo dõi tình trạng sức khỏe của con trong một thời gian nhất định. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra lỗ hở ở tim xem có thể tự liền lại được không hay phải sử dụng các phương pháp điều trị.
  • Trong trường hợp lỗ hở nhỏ, không có triệu chứng, hoặc chỉ gây một số triệu chứng nhẹ thì bé có thể không cần phải điều trị.
  • Trong trường hợp lỗ hở lớn, lượng máu hòa trộn nhiều gây sưng hoặc có những triệu chứng nghiêm trọng hơn thì bé cần phải điều trị:

+ Dùng thuốc: thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra hoặc các nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật, giúp giữ nhịp tim bình thường, giảm nguy cơ đông máu.

+ Phẫu thuật bao gồm 2 thủ thuật: thông tim (bác sĩ sẽ đặt một miếng lưới để vá lỗ hở lại và các mộ tim sẽ phát triển quanh lưới, lấp liền lỗ hở); phẫu thuật mở tim (bệnh nhân sẽ được gây mê và sử dụng máy hỗ trợ tim phổi trong quá trình thực hiện phẫu thuật).

Những chế đô sinh hoạt phù hợp đối với người bệnh thông liên nhĩ

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn những phương pháp luyện tập phù hợp với bệnh tình).
  • Nên có một chế độ ăn tốt hơn, phù hợp với bệnh: ăn nhiều rau, củ, quả, ngũ cốc cũng như hạn chế các chất béo, nhiều cholesterol, chất béo bão hòa,…
  • Sau khi phẫu thuật tim làm thay đổi bề mặt của tim và có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn vì vậy bạn nên có biện pháp để phòng chống, phòng tránh bị nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định, lời dặn của bác sĩ chuyên môn.

Như vậy, qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về bệnh thông nhĩ, nguyên nhân, triệu chứng và những phương pháp có thể điều trị bệnh. Nếu con bạn có bất kỳ dâu hiệu nào bên trên bạn nên đưa bé đến bệnh viện , khoa tim mạch khám càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị kịp thời. Trên đây thông tin được Trường Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp cung cấp để các bạn tham khảo. Chúc bạn và đình luôn khỏe mạnh.