Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Hướng dẫn các cách điều trị chốc mép hiệu quả

Cập nhật: 10/11/2022 16:26 | Trần Thị Mai

Chốc mép là những vết nứt ở kẽ môi và sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bệnh rất dễ lây lan và xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn bệnh chốc mép ở bên dưới bài viết!  

Hướng dẫn các cách điều trị chốc mép hiệu quả

Bệnh chốc mép là gì? Nguyên nhân gây ra chốc mép

Chốc mép là một dạng của bệnh chốc lở, xảy ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes gây ra.

Hiện tại có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chốc mép, cơ bản sẽ có hai nguyên nhân gây ra chốc mép  chính như:

  • Chốc mép nguyên phát: Khi đó các vi khuẩn chốc lở sẽ xâm nhập vào làn da của người bình thường và gây ra bệnh.
  • Chốc mép thứ phát: trước đó làn da của bạn đã bị tổn thương hoặc có tiền sử một số bệnh lý như bệnh chàm, ghẻ… lúc này các vi khuẩn xâm nhập vào da và gây bệnh.

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chốc mép như:

  • Trẻ em có độ tuổi từ 2 – 5 tuổi.
  • Môi trường sống đông đúc không đủ đáp ứng điều kiện vệ sinh môi trường.
  • Thời tiết ẩm ướt sẽ tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn chốc lở phát triển và sinh sôi.
  • Người có sức đề kháng kém, cơ thể không đủ các Vitamin và khoáng chất để khỏe mạnh.
  • Da thường xuyên bị khô, nứt nẻ và tạo thành các vết thương.
  • Có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến suy giảm hệ thống miễn dịch như táo bón, tiêu chảy kéo dài trong suốt một thời gian, tiểu đường.
  • Sử dụng không đúng cách các loại thuốc kháng sinh hoặc quá lạm dụng thuốc chống viêm, thuốc có nguồn gốc từ axit. Các vấn đề về nướu và miệng.
  • Nhiễm virus hoặc nhiễm trùng ở trong hoặc gần miệng.
  • Bệnh chốc mép sẽ lây nhiễm qua việc tiếp xúc với các tổn thương của người bệnh hoặc với các đồ dùng đã bị nhiễm bẩn có chứa virus gây bệnh chốc mép.

Sẽ còn có nhiều nguyên nhân và các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chốc mép khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh chốc mép

Một số các dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh chốc mép như:

  • Ở vùng mép sẽ cảm thấy đau và nóng rát.
  • Vùng da đó xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ và da bị phù.
  • Sau khoảng vài ngày nếu mụn nước chưa được điều trị thì sẽ bị vỡ ra và bong vảy trong khoảng 1 – 2 ngày.
  • Môi khô và nứt nẻ.
  • Trong mụn nước có thể chứa mủ và mọc dày vào với nhau.

Ngay khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ mắc chốc mép thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị đúng cách để hạn chế những khó chịu do bệnh gây ra.

Biện pháp điều trị bệnh chốc mép

Bác sĩ sẽ căn cứ vào các tổn thương của chốc mép bằng mắt thường để chẩn đoán mức độ bệnh và đưa ra liều dùng kháng sinh cho phù hợp với tình trạng bệnh.

Đa phần chốc mép là do virus gây ra đều có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên trong quá trình mắc bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc để tránh lây lan. Thuốc thường được dùng để điều trị ở dạng thuốc mỡ hoặc kem để bôi trực tiếp lên da.

Dạng kháng sinh bôi

Bác sĩ có thể chỉ định một số kem trị nấm thoa trực tiếp lên vùng da mắc bệnh. Tuy nhiên trước khi thoa các loại thuốc mỡ thì cần bỏ các mảng bám, da chết để thuốc thấm sâu hơn vào da. Bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ chứa Mupirocin chẳng hạn như Bactroban để điều trị. 

Việc dùng kháng sinh dạng kem sẽ kéo dài trong 7 ngày liên tục. Tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần báo cho bác sĩ chuyên khoa để thay đổi hướng điều trị sớm.

benh-choc-mep

Dùng kháng sinh uống cho các trường hợp bị chốc mép nặng

Dạng kháng sinh đường uống

Trong trường hợp bệnh chốc mép lan rộng sử dụng phương pháp điều trị bôi kem tại chỗ không có tác dụng thì nên dùng đến thuốc kháng sinh đường uống.

Thông báo với bác sĩ các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả kê đơn và không kê đơn để đưa ra loại kháng sinh điều trị phù hợp tránh tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra.

Điều trị chốc mép tại nhà

Còn đối với một số trường hợp nếu không nhiễm trùng nặng thì có thể dùng các phương pháp điều trị tại nhà như:

  • Sử dụng nha đam

Nha đam có tác dụng kháng khuẩn, dưỡng ẩm, chống ngứa, làm mềm da nên thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về nhiễm trùng da.

Cách thực hiện: Hãy dùng nha đam tươi thoa trực tiếp lên vùng da bị chốc mép.

Tuy nhiên nếu không có nha đam tươi thì bạn có thể sử dụng thuốc mỡ chứa thành phần nha đam để thay thế. Nhưng cần chú ý đến hạn sử dụng và cách sử dụng cho đúng.

  • Nghệ

Củ nghệ là một loại gia vị được dùng nhiều trong điều trị bệnh với tác dụng chống viêm từ thành phần tự nhiên. Bên cạnh đó nghệ còn kháng khuẩn được các virus gây ra chốc mép.

Cách thực hiện: Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh. Trộn bột nghệ với nước sạch và thoa lên vùng da cần điều trị.

  • Tỏi

Các thành phần có trong tỏi sẽ gây ức chế được cả hai loại vi khuẩn dẫn đến bệnh chốc mép. Bên cạnh đó tỏi còn được nhiều người dùng trong điều trị do vi khuẩn, virus, nấm.

Sử dụng tỏi thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Ban đầu khi mới dùng tỏi thì sẽ bị đau rát nhẹ nhưng người bệnh cần kiên trì sử dụng tỏi để đạt hiệu quả cao.

  • Bôi mật ong

Mật ong có tác dụng nhiều trong việc chống lại những vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Kết hợp mật ong với các nguyên liệu khác như dưa chuột để có hiệu quả cao.

Cách tiến hành: Thoa nhẹ nhàng mật ong lên vùng da cần điều trị và giữ nguyên trong 15 phút. Kiên trì điều trị cho đến khi các dấu hiệu của bệnh biến mất hẳn.

Bên cạnh việc điều trị, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, vitamin và chất dinh dưỡng sẽ giúp ích cho những người bị chốc mép do việc ăn uống nghèo nàn.

Một số lưu ý trong điều trị bệnh chốc lở mép

Cách tốt nhất vẫn là bạn chủ động phòng bệnh chốc lở mép. Bạn nên chú ý vệ sinh vùng da mắc bệnh bằng nước sạch, không dùng chung khăn mặt hoặc đồ dùng cá nhân với người khác, rửa tay sạch sẽ hạn chế chạm vào vùng da tổn thương…

  • Không cậy vảy ra nhằm hạn chế lây nhiễm đến các vùng da khác. 
  • Tránh chà mạnh làm trầy xước vùng tổn thương
  • Hạn chế liếm môi, liếm mép.
  • Vệ sinh vết tổn thương bằng nước sạch hoặc nước muối loãng.
  • Chốc lở mép do nhiều nguyên nhân gây ra. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị phù hợp riêng nên cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu tình trạng chốc mép không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa biết để có các hướng giải quyết khác.

Hy vọng những thông tin của bệnh chốc mép được các giảng viên khoa Cao đẳng Dược chia sẻ ở trên sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định, hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Hãy thường xuyên ghé chuyên mục này của nhà trường để cập nhật thông tin về sức khỏe khác.