Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh nấm lưỡi ở người lớn là bệnh gì?

Cập nhật: 23/11/2018 11:42 | Thu Hương

Bệnh nấm lưỡi ở người lớn có nguy hiểm không? Bệnh có biểu hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này.

Bệnh nấm lưỡi ở người lớn là bệnh gì?

Bệnh nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi là bệnh gì?

Bệnh nấm lưỡi là một trong những bệnh phổ biến trong đời sống. Bệnh này còn được gọi với cái tên khác là nâm miệng hay tưa lưỡi. Đây là tình trạn niêm mạc lưỡi, miệng, hòng và thực quản bị nấm candida albicans phát triển quá mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Trong đó, cadida là một sinh vật thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng nấm lưỡi.

Nguyên nhân bệnh nấm lưỡi

Sau khi biết được khái niệm bệnh nấm lưỡi là gì thì bạn cần phải hiểu được nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây, chúng tôi đã lọc ra những nguyên nhân gây bệnh chính và thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh này:

  • Do hệ thống miễn dịch hoạt động không hiệu quả làm tăng số lượng nấm cadida và làm lây nhiễm nấm miệng. Hệ thống miễn dịch suy yếu có thể do thuốc prednisone hoặc thuốc kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong cơ thể.

Các bệnh sau có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm miệng:

  • Bệnh HIV/AIDS: virus gây bệnh HIV có thể gây phá hủy hoặc làm tổn thương các tế bào của hệ thống miễn dịch, làm bạn dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội gây ra bệnh nấm miệng và nhiều triệu chứng khác.
  • Bệnh ung thư: phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị có thể khiến cho cơ thể bị suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng candida gây ra nấm miệng.
  • Bệnh đái tháo đường: nếu không được điều trị tốt, nước bọt của bạn sẽ có thể chứa một lượng lớn đường. Việc này sẽ hỗ trợ sự phát triển của nâm candida.
  • Bệnh nhiễm trùng nấm men âm đạo: đay là một lại bệnh do cùng loại nấm miệng candida. Với người bình thường thì bệnh không nguy hiểm nhưng nếu bạn đang mang thai thì có thể lây nhiễm các loại nấm cho bé khi sinh và trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh nấm miệng.

Một số nguyên nhân khác:

  • Sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài hoặc uống với liều cao;
  • Hít thuốc corticosteroid để điều trị bệnh suyễn;
  • Đeo răng giả không phù hợp;
  • Những người vệ sinh răng lợi kém;
  • Miệng khô vì bệnh hoặc thuốc đang dùng;
  • Hút thuốc lá;

nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu

 Những triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng thường gặp của những người bị mắc bệnh nấm lưới:

  • Có những tổn thương màu trắng kem trên lưới , niêm mạc má, vòm miệng hoặc nướu răng, amidam;
  • Có những biểu hiện tổn thương nổi lên trong miệng có hình giống phô mát;
  • Miệng đỏ, đau nhức, khó khăn trong lúc ăn hoặc nuốt;
  • Chảy máu nhẹ nếu bị cọ xát;
  • Khóe miệng nứt, đỏ;
  • Có cảm giác như có bông trong miệng;
  • Mất vị giác;
  • Có thể bị tổn thưởng thưc quản khiến thức ăn như đang bị mắc kẹt trong họng.
  • Nếu trẻ sơ sinh bị bệnh có thể sẽ gặp khó khăn khi ăn, dễ kích động, cáu kỉnh. Bé có thể sẽ lây nhiễm sang mẹ lúc bú. Sữa mẹ bị nhiễm nấm candida có biểu hiện như:

+ Núm vú có màu đỏ bất thường, nứt, ngứa;

+ Bong da;

+ Đau bất thường trong qua trình con bú;

+ Đau như đao đâm sâu bên trong vú.

Cách chữa trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế chẩn đoán bệnh

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra miệng để xác định các tổn thương, chải nhẹ khu vực sưng đỏ mẫn cảm và tiến hành xét nghiệm bằng kính hiển vi của tế bào từ một tổn thương.
  • Nếu bệnh nặng lan tới thực quản thì có thể phải làm thêm các xét nghiệm:

+ Ngoáy phía sau cổ họng bằng bông vô trùng, nghiên cứu các vi sinh vật dưới kính hiển vi.

+ Thực hiện nội soi bằng ống dài có gắn máy ảnh để kiểm tra niêm mạc thực phản, dạ dày và ruột non.

Chụp X-quang thực quản.

Những phương pháp điều trị

  • Điều trị bằng thuốc kháng nấm. Thông thường các thuốc này sẽ có dạng gel hoặc chất lỏng, bạn có thể sử dụng để bôi trực tiếp vào bên trong miệng và thuốc cũng có dạng uống ở dạng nén hoặc nang.

Đối với thuốc bôi phải bôi vài lần trong ngày, duy trì trong vòng 7-14 ngày. Đói với thuốc uống sử dụng 1 lần/ngày.

  • Nếu bệnh bị gây ra bởi thuốc kháng sinh hoặc corticoid thì bác sĩ sẽ có những loại thuốc phù hợp.

Những thói quen cần làm khi bị mắc bệnh candida

  • Vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
  • Không được lạm dụng các loại nước súc miệng hoặc thuốc xịt chỉ sử dụng 1-2 lần/ngày.
  • Gặp nha sĩ thường xuyên nếu bạn bị mắc các bệnh tiểu đường hoặc phải đeo răng giả;
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn có lượng đường và chất lên men cao;
  • Không được hút thuốc lá.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh nấm miệng lưỡi do Cao đẳng dược TPHCM tổng hợp. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!