Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Biến chứng nguy hiểm của bệnh áp xe phổi? Các phương pháp điều trị phù hợp

Cập nhật: 06/12/2021 04:42 | Trần Thị Mai

Bệnh áp xe phổi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi trung niên sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn.  Căn bệnh này nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về áp xe phổi thì bạn nên theo dõi bài viết dưới đây!  

Biến chứng nguy hiểm của bệnh áp xe phổi? Các phương pháp điều trị phù hợp

Áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi, tình trạng sưng mủ, hoại tử phổi và hình thành các khoang chứa mảnh vụn hoại tử hoặc do bị nhiễm vi sinh vật.

Bệnh áp xe phổi sau một thời gian dài sẽ hình thành các ổ mủ có vỏ xơ bao bọc trong lòng ổ áp xe và phát triển thành áp xe phổi mãn tính. Đối với các áp xe phổi cấp nếu được điều trị mà không khỏi kéo dài thì sẽ chuyển thành áp xe phổi mãn tính.

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh nên có thể phân loại áp xe phổi thành 2 loại:

  • Áp xe phổi nguyên phát: Trong trường hợp người bệnh chưa từng mắc các bệnh liên quan đến phổi hay viêm phổi.
  • Áp xe phổi thứ phát: Khi này các khối mủ ung đã hình thành và dựa trên điều kiện cơ thể bị tổn thương do có tiền sử các bệnh lý như áp xe gan phát triển lên phổi, nang phổi hoặc giãn phế quản gây ra. 

Nguyên nhân gây bệnh áp xe phổi

Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra áp xe phổi khác nhau như:

Do vi khuẩn

Đường thở của bạn bị nhiễm khuẩn làm cho đường thở không còn được bảo vệ nhiều khiến cho phổi không thể tự loại trừ các vi khuẩn ra bên ngoài.

Cũng có trường hợp bít tắc phế quản dẫn đến nhiễm khuẩn. Nguyên nhân sâu xa cho trường hợp này là trước đó thực hiện các phẫu thuật như nhổ răng, cắt amidan…. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào cơ thể.

Do các vi khuẩn yếm khí bacteroides fusobacterium, peptostreptococcus spp… làm tình trạng nhiễm khuẩn ở mũi, họng, miệng gây ra.

Tụ cầu khuẩn vàng

Tụ cầu khuẩn vàng làm cho cơ thể bị nhiễm khuẩn máu cũng là  một trong những nguyên nhân gây ra áp xe phổi hàng đầu ở trẻ em. Đối với nguyên nhân gây ra bệnh này sẽ tạo ra nhiều ổ áp xe ở khu vực ngoại vi phổi gây tổn thương ở nhu mô phổi và màng phổi rất nghiêm trọng.

Có những bệnh nhân bị áp xe từ các khu vực hoại tử do phổi nên bị viêm nhiễm vì tụ cầu khuẩn vàng và một số loại khuẩn khác gây nên.

ap-xe-phoi
Sốt là triệu chứng dễ nhầm lẫn của người bệnh mắc áp xe phổi

Nấm và ký sinh trùng

Người bệnh đã từng bị áp xe gan hoặc áp xe ruột thì sẽ có nguy cơ cao mắc áp xe phổi vì các kỹ sinh trùng amip gây ra và xảy ra ở đáy phổi cùng với các tổn thương, viêm nhiễm ở màng phổi.

Người bệnh có tiền sử đái tháo đường, nghiện rượu cũng có thể do nấm  Mucoraceae, Aspergillus spp,… gây ra

Cơ chế bảo vệ phổi bị suy giảm

Trong trường hợp phổi không thể tự bảo vệ và chống lại các vi khuẩn  thì sẽ dễ bị viêm nhiễm và tạo nên các áp xe.  Đặc biệt là bệnh nhân bị HIV/AIDS khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm nên có khả năng cao mắc áp xe phổi.

Người hút thuốc lá, tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc, môi trường sống và làm việc ô nhiễm… cùng  làm ảnh hưởng đến chức năng tự bảo vệ phổi của cơ thể.

- Ngoài những nguyên nhân ở trên còn có các yếu tố  làm gia tăng nguy cơ mắc  áp xe phổi, bao gồm:

  • Độ tuổi: Mặc dù tất cả các độ tuổi đều có thể mắc áp xe  phổi nhưng những người trên 60 tuổi sẽ dễ bị hơn.
  • Người có thể trạng sức khỏe  yếu ớt, mệt mỏi và thiếu  chất, không đủ dinh dưỡng.
  • Có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến phổi như u phổi, ung thư phổi, thuyên tắc phổi, lao phổi, kén phổi bẩm sinh…
  • Người đã từng gây mê, sử dụng kỹ thuật đặt nội khí quản, lưu truyền đường tĩnh mạch.
  • Mắc chấn thương ngực hở.
  • Thường xuyên có các triệu chứng như khó nuốt, rối loạn chức năng hầu.

Sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác gây ra áp xe phổi. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác.

Triệu chứng của bệnh áp xe phổi

Tùy vào nguyên nhân gây ra áp xe phổi mà mức độ và biểu hiện của bệnh cũng sẽ khác nhau.

  • Ban đầu thời gian hình thành bệnh và có các triệu chứng đi kèm kéo dài từ nhiều tuần đến vài tháng.
  • Tại vị trí bị viêm nhiễm sẽ thấy đau tức  ở ngực.
  • Thân nhiệt người bệnh tăng cao lên đến 39 – 40 độ C.
  • Các triệu chứng đi kèm theo sốt là ho khan, khó thở, mệt mỏi, chán ăn.
  • Lâu dần theo thời gian sẽ thấy triệu chứng ho kéo dài hơn nhiều. Ho có mủ đờm với màu sắc khác nhau.

Vì áp xe phổi có thể lây nhiễm sang người khác nên tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi thấy có biểu hiện nghi ngờ mắc áp xe phổi nhằm hạn chế tốt nhất các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Con đường lây nhiễm và biến chứng của áp xe phổi

Con đường lây nhiễm áp xe phổi

Áp xe phổi có thể lây truyền từ người sang người nếu khi các nguyên  nhân gây bệnh trong ổ áp xe lan ra bên ngoài môi trường bên ngoài. Có thể thấy một số con đường lây truyền bệnh áp xe phổi như:

  • Lây lan theo đường khí – phế quản: Khi người bệnh hít vi khuẩn vào phổi từ không khí, các chất tiết nhiễm trùng ở họng, răng miệng hoặc những thủ thuật liên quan đến tai  mũi họng, dị vật đường thở, trào người dạ dày…
  • Lây theo đường máu:  các bệnh lý viêm nội tâm mạc, viêm tĩnh mạch, gây thuyên tắc, nhồi máu và nhiễm trùng huyết, có thể gây áp xe ở cả hai phổi.
  • Lây theo đường kế cận: có các áp xe dưới cơ hoành, áp xe gan, áp xe đường mật, áp xe thực quản.. khi vỡ ra có thể gây áp xe phổi.

Biến chứng của bệnh áp xe phổi

Trong suốt một thời gian dài nếu bệnh áp xe phổi không được điều trị đúng cách hoặc tình trạng bệnh chuyển biến nhanh có thể gây ra nhiều nguy hiểm như:

  • Ho ra máu: khi các mạch máu bị vỡ ra, nguy hiểm nếu ổ áp xe ở khu vực gần rốn phổi. Trong trường hợp này  nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng nhiều đến tính  mạng người bệnh.
  • Màng phổi bị tràn mủ: Khi ổ áp xe bị vỡ thông với màng phổi.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu các vi khuẩn trong ổ áp xe đã xâm nhập vào máu sẽ gây nhiễm trùng đường máu.
  • Xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não…. Sẽ là các biến chứng nguy hiểm nếu áp xe phổi không được điều trị kịp thời.
ap-xe-phoi
Hãy đến các cơ sở y tế để được chỉ định phương pháp điều trị áp xe phổi

Các biện pháp điều trị bệnh áp xe phổi

Khi nhận thấy bạn có các triệu chứng nghi ngờ mắc áp xe phổi thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một  số các kỹ thuật để chẩn đoán bệnh như: x-quang phổi, CT scan phổi, cấy đờm và hút dịch từ phế quản ra để tìm ra được tác nhân gây bệnh, kiểm tra tốc độ lắng máu tăng…

Sau khi xác định được mức độ  bệnh, thể trạng sức khỏe thì sẽ hướng dẫn và đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp. Hiện nay thì bệnh áp xe phổi thường được sử dụng kết hợp  nhiều phương pháp khác nhau như:

Dùng thuốc trong điều trị

Thường sẽ là các loại thuốc kháng sinh để giảm thiểu nhanh chóng những triệu chứng khó chịu cho cơ thể.

Liều lượng và thời gian điều trị kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể và người bệnh cần tuân thủ.

Kháng sinh thường được dùng kết hợp ít nhất từ 2 kháng sinh trở lên theo đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Thời gian sử dụng kháng sinh ít nhất 4 tuần.

Để quá trình sử dụng điều trị áp xe phổi bằng thuốc kháng sinh thì người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ những loại thuốc dị ứng.

Điều trị áp xe phổi bằng phương pháp can thiệp

  • Dẫn lưu ổ áp xe

Tùy thuộc vào vị trí ổ áp xe mà hướng dẫn tư thể bệnh nhân phù hợp dẫn lưu và vỗ rung lồng ngực.

Phương pháp này cần thực hiện nhiều lần trong một ngày để có hiệu quả. Kết hợp với việc vỗ rung lồng ngực 2 – 3 lần/ ngày trong khoảng thời gian từ 10 – 20 phút.

  • Dùng ống soi phế quản

Hút mủ ở phế quản dẫn lưu ổ áp xe. Ngoài ra phương pháp nội soi phế quản có thể giúp phát hiện ra các tổn thương  như u, dị vật gây tắc nghẽn phế quản.

  • Chọc dẫn lưu mủ qua da

Đối với các ổ áp xe ở ngoại vi, sát thành ngực, ổ áp xe không thông với phế quản. Kỹ thuật này cần được kết hợp với kỹ thuật siêu âm thành ngực để xác định chính xác vị trí ổ áp xe.

Phẫu thuật

Các trường hợp sẽ được chỉ định phẫu thuật như:

  • Ổ áp xe phổi có kích thước lớn hơn 10cm.
  • Đã áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc mà không có diễn biến tốt.
  • Tần suất ho ra máu nhiều.
  • Xuất hiện các triệu chứng của rò khí quản gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Người bệnh có tiền sử các bệnh lý như ung thư phổi, u phổi.

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ thì trong quá trình điều trị bệnh áp xe phổi người bệnh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ protein và vitamin, cung cấp đủ lượng nước cho  cơ thể… để đạt hiệu quả cao hơn. Hy vọng những thông tin trên về phương pháp điều trị áp xe phổi sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích về bệnh lý. Tuy nhiên những thông tin y khoa hữu ích ở trên chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.