Bệnh viêm phổi thường xảy ra ở trẻ em
Bệnh viêm phổi ở trẻ là gì?
Bệnh viêm phổi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khi vùng môi phổi bị nhiễm khuẩn và viêm ở các ống phế nang, túi phế nang, viêm tiểu phế quản, các tổ chức kẽ. Bệnh có khả năng lây nhiễm qua không khí, đường máu, qua những cơ quan lân cận hoặc hít phải chất dịch.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi
Một trong những nguyên nhân đầu tiên phải nhắc đến khi bị mắc bệnh viêm phổi đó là bạn đang gặp phải một số vấn đề về cơ thể như suy dinh dưỡng, bệnh hệ thống. Những bệnh này khiến cho khả năng miễn dịch của bạn trở nên yếu hơn và vi khuẩn có thể xâm nhập, tấn công vào phổi của bạn bất kỳ lúc nào.
Và sau khi vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bắt đầu chức năng của nó để bảo vệ cơ thể từ đó gây ra hiện tượng viêm các túi phế nang, tạo thành dịch làm tắc đường thở dẫn đến hiện tượng khó thở. Đây cũng là một triệu chứng đặc trưng của nhiều bệnh viêm phổi.
Viêm phổi được phân loại thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
- Viêm phổi cộng đồng là bệnh viêm phổi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
- Viêm phổi bệnh viện thường xảy ra ở người già, trẻ nhỏ và những người có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, HIV - AIDS, những người đang điều trị tại bệnh viện đang phải điều trị bằng máy thở hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu. Bệnh viêm phổi bệnh viện có thể phát triển ít nhất sau 48 giờ sau khi người bệnh nhập viện.
- Những người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi.
- Những người thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc là cũng rất dễ bị mắc bệnh viêm phổi.
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu khi mắc phải bệnh HIV-AIDS, cấy ghép nội tạng cũng có thể dễ dàng bị mắc bệnh viêm phổi.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi
- Biểu hiện đầu tiên là người bệnh sẽ bị sốt rét khoảng 30 phút, sau đó sốt cao từ 39 độ trở lên, mặt đỏ, tim đập nhanh hơn.
- Tiếp theo, sau khi mắc bệnh khoảng vài tiếng người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, môi tím tái, toát mồ hôi, đặc biệt ở trẻ em còn có thêm hiện tượng co giật, và người già có thêm hiện tượng lú lẫn.
- Người bệnh viêm phổi thường có biểu hiện ho khan, ho có đờm màu xanh, hoặc gỉ.
- Người bệnh có thể bị tổn thương đau ngực, nôn mửa, chướng bụng.
- Sau khi chụp X-quang phổi sẽ thấy một bên hoặc 2 bên bị mờ.
Bệnh viêm phổi sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách dẫn đến các biến chứng như sau:
- Nhiễm khuẩn huyết là trường hợp vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc biến chứng với việc điều trị vô cùng khó và có thể dẫn đến tử vong.
- Tràn mủ màng phổi là một trong những biến chứng của bệnh viêm phổi khiến người bệnh rất khó khăn trong việc hô hấp và trong trường hợp lượng bạch cầu tăng cao còn có thể xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
- Bệnh viêm màng não sẽ gây tổn thương não vĩnh viễn, rối loạn thần kinh và đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh.
- Hội chứng suy hô hấp cấp sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người bệnh.
- Biến chứng tràn dịch màng tim, trụy tim sẽ có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tuần hoàn gây tràn dịch màng tim, bóng tim to, trụy tim,...
- Một số biến chứng khác: viêm nội tâm các, viêm phúc mạc, viêm khớp,...
Bệnh viêm phổi do vi khuẩn
Cách điều trị bệnh viêm phổi
- Điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn có thể dùng thuốc kháng sinh, để có kết quả phục hồi và khỏi bệnh tốt nhất, bạn cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Điều trị bệnh viêm phổi do virus bạn chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để bệnh tự khỏi. Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong các bệnh nhiễm virus.
- Điều trị bệnh viêm phổi do nấm, chúng ta sẽ dùng thuốc chữa nấm.
- Điều trị viêm phổi do mycoplasma cũng có thể dùng thuốc kháng sinh và nếu trường hợp nhẹ hơn thì không cần điều trị chỉ cần nghỉ ngơi là có thể khỏi bệnh.
Một số thuốc điều trị bệnh viêm phổi:
- Thuốc kháng sinh: Penixilin, sunphamit.
- Thuốc trị viêm phổi trong trường hợp nặng: thuốc tiêm penixilin, tiêm ampixilin.
- Sử dụng thuốc hạ nhiệt và giảm đau như: aspirin, axetaminophen.
- Sử dụng thuốc cho những trường hợp bị thở rít: teophylin, ephedrin.
Một số thảo dược điều trị bệnh viêm phổi hiệu quả:
- Mật ong chữa bệnh viêm phổi hiệu quả do trong mật ong có tính kháng khuẩn cao có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Húng quế cũng có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại vì vậy bạn nên ăn húng quế mỗi ngày để điều trị bệnh.
- Tỏi có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể và có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh viêm phổi.
Các cách phòng ngừa bệnh viêm phổi
- Để ngăn ngừa bệnh viêm phổi, một trong những cách thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay là tiêm vacxin phòng bệnh.
- Trẻ em dưới 2 tuổi được khuyến cáo là nên chủng ngừa viêm phổi khác nhau để phòng chống bệnh.
- Hãy thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ: rửa tay thường xuyên, sử dụng chất sát trùng tay có chất cồn.
- Người thường xuyên bị mắc bệnh viêm phổi không nên sử dụng thuốc lá, rượu, bia….
- Hãy thực hiện nếp sống lành mạnh với thói quen tốt như ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh.
Trên đây, Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn đã tổng hợp đầy đủ các thông tin về bệnh viêm phổi, một trong những bệnh phổ biến trong đời sống. Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng. cách phòng tránh và điều trị bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.