Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Phương pháp điều trị chứng rối loạn ăn uống hiệu quả

Cập nhật: 01/07/2021 11:35 | Trần Thị Mai

Chứng rối loạn ăn uống là tình trạng thay đổi hành vi ăn uống một cách không lành mạnh. Nếu kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Bạn đọc hãy cùng theo dõi cụ thể các thông về chứng bệnh này ở dưới bài chia sẻ nhé!  

Phương pháp điều trị chứng rối loạn ăn uống hiệu quả

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống

Chứng rối loạn ăn uống là do thói quen ăn uống bất thường. Thường những người mắc bệnh này là do lo ngại về vóc dáng, cân nặng của cơ thể dẫn đến chế độ ăn uống không đúng cách. Điều này khiến cho cơ thể người bệnh không đượng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất.

Hiện tại chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống, tuy nhiên tương tự với các bệnh nhân tâm thần khác thì sẽ có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống như:

Do di truyền: Bản thân một số người  đã mang gen bệnh nên dẫn đến nguy cơ mắc chứng bệnh rối loạn ăn uống. Đặc biệt khi trong gia đình đã có anh, chị, em ruột hoặc bố mẹ mắc chứng rối loạn ăn uống nên sẽ bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao.

Sức khỏe tâm lý: người có lòng tự trọng thấp, thường xuyên có hành vi bốc đồng, các mối quan hệ rắc rối.

Thường những thanh thiếu niên hoặc phụ nữ trẻ sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh, tuy vậy bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Bên cạnh nguyên nhân có thể gây ra bệnh còn xuất hiện những yếu tố làm gia tăng khả năng mắc chứng rối loạn ăn uống như:

  • Căng thẳng, stress kéo dài: trong quá trình học tập, làm việc hoặc mối quan hệ gia đình có thể gây ra chứng bệnh mắc rối loạn thức ăn.
  • Phụ nữ: đây là nhóm đối tượng thường biếng ăn hoặc ăn vô độ.
  • Mắc rối loạn sức khỏe tâm thần: người bị trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu… sẽ có nguy cơ cao mắc rối loạn ăn uống.
  • Ăn kiêng: người giảm cân, chính vì những thay đổi bên ngoài càng khiến cho họ tiếp tục ăn kiêng và lâu dần dẫn đến rối loạn ăn uống.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân, yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống khác chưa được liệt kê ở trên. Bạn đọc thắc mắc hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ để có lời giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết chứng rối loạn ăn uống

Trên thực tế thì những người mắc chứng rối loạn ăn uống đều có khả năng bị thừa cân hoặc béo phì, dấu hiệu để nhận biết hành vi và cảm xúc của chứng ăn vô độ bao gồm:

  • Lượng thức ăn nạp vào cơ thể trong khoảng một thời gian nhất định quá lớn hoặc ăn quá nhiều trong hai giờ đồng hồ.
  • Hành vi ăn uống không thể kiểm soát.
  • Mặc dù đã cảm thấy no nhưng vẫn ăn không ngừng.
  • Khi trong cơn ăn tốc độ ăn rất nhanh.
  • Luôn muốn ăn trong một mình để ăn được nhiều.
  • Hay ăn kiêng mà vẫn không thể giảm được cân nặng.
  • Sống cô lập và thu hẹp, ít tiếp xúc với xã hội, gia đình, bạn bè.

Có những triệu chứng của bệnh không được đề cập đầy đủ. Do đó nếu nhận thấy có các triệu chứng bất thường hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, phát hiện ra bệnh và điều trị sớm.

Mắc chứng rối loạn ăn uống có nguy hiểm không?

Khi mắc chứng rối loạn ăn uống mà không được phát hiện và điều trị bệnh sớm có thể dẫn đến tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Chất lượng cuộc sống bị suy giảm nhiều quá mức bình thường.
  • Gặp rắc rối trong công việc, học tập và tương tác với bên ngoài xã hội.
  • Thường có lối sống tách biệt với thế giới bên ngoài.
  • Khả năng mắc béo phì rất cao.
  • Mắc các vấn đề về sức khỏe như béo phì, khớp, tim mạch, đái tháo đường type 2, mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc một số rối loạn hô hấp trong giấc ngủ.
  • Ngoài ra người bệnh có thể mắc các rối loạn tâm thần khác như:
  • Bị trầm cảm.
  • Mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
  • Xuất hiện các triệu chứng của rối loạn lo âu.
  • Sử dụng chất gây nghiện thường xuyên.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho rối loạn ăn uống gây ra thì người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ để được điều trị sớm, kịp thời.

chung-roi-loan-an-uong
Có dấu hiệu mắc triệu chứng nghi ngờ chứng rối loạn ăn uống thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa

Phương pháp điều trị rối loạn ăn uống

Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh mà phác đồ điều trị sẽ điều chỉnh phù hợp, hiện nay một số phương pháp phổ biến được dùng trong điều trị chứng rối loạn ăn uống như: điều trị tâm lý, nhập viện, dùng thuốc, hạn chế căng thẳng, lo âu… Cụ thể như:

Điều trị tâm lý

Thay thế các hành vi không lành mạnh bằng cách hành vi lành mạnh bao gồm:

Thay đổi nhận thức:  Liệu pháp này thường được sử dụng trong điều trị chứng rối loạn ăn uống, kiểm soát cảm xúc và việc ăn uống của bản thân, đồng thời xây dựng kỹ năng giải quyết và đối phó các tình huống căng thảng một cách lành mạnh nhất. Điều này cũng giúp người bệnh cải thiện được các mối quan hệ và cảm xúc.

Căn cứ vào gia đình: Thường liệu pháp này sẽ được chỉ định cho nhóm đối tượng dành cho trẻ em và trẻ vị thành niên khi mắc chứng rối loạn ăn uống. Vì chính gia đình là người tham gia vào việc trị liệu bằng cách đảm bảo trẻ hoặc các thành viên khác trong gia đình xây dưng được thói quen ăn uống lành mạng và duy trì cân nặng ở mức phù hợp.

Dùng thuốc trong điều trị bệnh

Sử dụng thuốc trong điều trị mặc dù không thể chữa trị rối loạn ăn uống, tuy nhiên sẽ giúp kiểm soát được tình trạng ăn uống và giảm đi sự lo lắng với thực phẩm và chế độ ăn uống.

Một số loại thuốc khác có thể sử dụng để làm giảm triệu chứng, ví dụ như:

  • Topiramate (Topamax).
  • Thuốc chống trầm cảm.

Việc sử dụng thuốc người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ và để hạn chế tới mức tối đa các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp, lành mạnh

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có liều lượng bổ sung Vitamin, khoáng chất phù hợp cho cơ thể. Từ đó sẽ cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Thực hiện các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe.
  • Không nên tự cô lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè.
  • Tránh căng thẳng và lo âu

Các biện pháp như Yoga, massage, thiền, châm cứu, đọc sách, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi… sẽ giúp các bệnh nhân mắc chứng rối loạn ăn uống giảm được căng thẳng, gia tăng cảm giác thoải mái.

Xây dựng kế hoạch giảm cân

Có rất nhiều người giảm cân thất bại nên cần xây dựng kế hoạch giảm cân phù hợp. Tuy nhiên kế hoạch giảm cân không nên đặt ra trước khi chứng ăn vô độ đã được điều trị, bởi chế độ ăn giảm cân có thể gây khởi phát các cơn ăn, khiến việc giảm cân không thành công.

Hy vọng bài viết ở trên của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ đã giúp bạn có kiến thức tổng quát về chứng rối loạn ăn uống. Từ đó có thể phát hiện sớm bệnh, tránh tình trạng kéo dài thời gian điều trị gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.