Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Làm sao để điều trị hội chứng chân không nghỉ?

Cập nhật: 29/12/2021 03:55 | Trần Thị Mai

Hội chứng chân không nghỉ sẽ dẫn đến các cơn đau nhức, tê mỏi khó chịu cho người bệnh do đó sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh hội chứng chân không nghỉ.  

Làm sao để điều trị hội chứng chân không nghỉ?

Nguyên nhân gây ra hội chứng chân không nghỉ

Hội chứng chân không nghỉ là bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh và làm xuất hiện những cơn xung thần kinh không kiểm soát xuống chân. Như vậy sẽ khiến cho chân người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, mức độ nghiêm trọng hơn khi ngồi hoặc nằm xuống.

Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng chân không nghỉ tuy nhiên sẽ có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ cao mắc bệnh như:

Do di truyền:  Có tới 50% số bệnh nhân mắc Willis-Ekbom trong gia đình có ít nhất 1 người từng mắc bệnh. 1 trong các nhiễm sắc thể được xác định gây ra Willis-Ekbom đã được xác định.

Phụ nữ đang trong quá trình mang thai: Do thay đổi lượng hormone trong cơ thể phụ nữ mang thai điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh hội chứng chân không nghỉ.

Do tinh thần và chế độ ăn uống: Bạn bị căng thẳng kéo dài trong suốt một thời gian hoặc chế độ ăn và môi trường sống có tác động đến bệnh lý của người này.

Mắc tình trạng thiếu hụt sắt: Những người có tiền sử mắc các triệu chứng như chảy máu dạ dày, ruột, kinh nguyệt ra nhiều, bị rối loạn tập trung…

Các triệu chứng nhận biết hội chứng chân không nghỉ

Một số các triệu chứng để nhận biết hội chứng chân không nghỉ như:

  • Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu ở chân và luôn muốn di chuyển để hạn chế cảm giác khó chịu này.
  • Trong khi nghỉ ngơi hoặc nằm, ngồi chơi thì chân cũng có cảm giác khó chịu kèm theo triệu chứng đau, ngứa giống như kim đâm.
  • Mỗi khi ngồi dậy, cử động hoặc lắc nhẹ chân, cẳng chân, bước trên sàn nhà, đi bộ hoặc tập luyện thì người bệnh sẽ cảm thấy giảm bớt những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
  • Thường thì các triệu chứng của bệnh sẽ xảy đến khi người bệnh nằm lâu, ngồi trong xe ô tô, máy bay hay rạp chiếu phim…
  • Các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn vào buổi tối/
  • Gây khó chịu suốt đêm khi người bệnh ngủ, người bệnh có thể tỉnh giấc hoặc không biết gì nhưng sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng đến người nằm chung.

Ngoài ra sẽ còn những triệu chứng khác của hội chứng chân không nghỉ mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc gì hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

hoi-chung-chan-khong-nghi
Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách

Các phương pháp điều trị Hội chứng chân không nghỉ

Khi bác sĩ đã xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng chân không nghỉ không liên quan đến các bệnh lý khác thì người bệnh sẽ cần chủ yếu tập trung vào thay đổi lối sống và dùng thuốc nhóm ibuprofen

Phần lớn các loại thuốc để điều trị hội chứng chân không nghỉ sẽ chống chỉ định dùng với phụ nữ mang thai, tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai trong 3 tháng  cuối thai kỳ thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Bên cạnh đó có thể dùng các phương pháp khác điều trị hội chứng chân không nghỉ như:

  • Mát xa chân
  • Tắm nước nóng hoặc đệm sưởi hoặc túi nước đá áp dụng cho chân
  • Rèn thói quen ngủ ngon
  • Tắm và xoa bóp: Xoa bóp chân trong bồn tắm nước ấm sẽ làm giãn cơ, phủ khăn ấm hoặc lạnh để cảm giác ở chân được thoải mái nhất.
  • Thực hiện  thiền hoặc yoga hay những kỹ thuật thư giãn khác. 
  • Dành nhiều thời gian cho việc thư giãn và nghỉ ngơi để hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng quá mức dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Việc tập luyện cần phải được duy trì đều đặn để giảm thiểu các triệu chứng nghiêm trọng do hội chứng chân không nghỉ. Tuy nhiên nếu tập quá nhiều ở phòng tập hoặc tan việc quá muộn vào buổi tối sẽ làm triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế dùng caffein như socola, đồ uống cà phê, trà, đồ uống nhẹ trong vài tuần.
  • Không nên dùng rượu, thuốc lá vì chính điều này sẽ làm nặng hơn các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ.

Hy vọng những thông tin về hội chứng chân không nghỉ ở trên đã chia sẻ đến bạn những kiến thức đó. Tuy nhiên kiến thức y khoa này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.