Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi niệu quản
Niệu quản là một ống dài dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý là những điểm thường gây cản trở cho việc sỏi di chuyển xuống dưới.
Sỏi niệu quản là một trong các loại sỏi đường tiết niệu là bệnh rất hay gặp. Khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản sẽ gây ra cản trở dòng nước tiểu để làm cho thận và bể thận bị căng giãn, điều này gây ra các cơn đau dữ dội thường gọi tên là cơn đau quặn thận hoặc cơn đau bão thận.
Nguyên nhân chính gây ra sỏi niệu quản là do sỏi rơi từ trên thận xuống, sỏi hình thành tại niệu quản rất ít gặp chỉ trong một số điều kiện như hẹp, u hoặc có túi thừa niệu quản.
Sỏi niệu quản được chia làm sỏi niệu quản 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới. Việc chia nhỏ theo vị trí sỏi được áp dụng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu quản là do việc uống ít nước, pH nước tiểu thấp và một số sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn trong nước tiểu hoặc các nguyên nhân dẫn đến cô đặc nước tiểu là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành sỏi thận.
- Chế độ ăn uống dư thừa Vitamin C
- Nước tiểu bị bão hòa về muối canxi.
- Người có tiền sử gia đình mắc sỏi niệu quản thận: trong gia đình bạn có người mắc bệnh thì sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ mắc bệnh.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân, yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu quản khác mà chưa liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ cụ thể với bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ dể được giải đáp chi tiết.
Các triệu chứng nhận biết của bệnh sỏi niệu quản
Những dấu hiệu để nhận biết bệnh sỏi niệu quản như:
- Bị đau âm ỉ ở vùng hố thắt lưng, cảm giác đau dần sang đi của sỏi trên niệu quản, thường những trường hợp sỏi nhỏ hay gặp phải triệu chứng này.
- Đau quặn thận do sỏi rơi từ thận xuống niệu quản. Cảm giác đau sẽ xuất hiện đột ngột, mức ở độ đau dữ dội từng xơn, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và bộ phận sinh dục không có tư thế giảm đau..
- Đái ra máu vi thể và được phát hiện qua soi hoặc đái máu đại thể nhìn bằng mắt thường và có màu nhờ nhờ như nước rửa thịt.
- Đái ra sỏi ít gặp.
- Đái ra mủ đối với các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Người bệnh có các triệu chứng đi kèm là sốt, đái rắt, thường xuyên buồn đi tiểu.
- Ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Danh mục về tác dụng phụ ở trên chưa được liệt kê đầy đủ do đó nếu có thắc mắc người bệnh hãy hỏi thêm ý kiến về bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không?
Khi mắc bệnh sỏi niệu quản mà không được điều trị sớm thì người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
- Giãn đài bể thận do ứ nước tại thận: nước tiểu đi qua bị sỏi chặn lại nên nước tiêu không thể di chuyển xuống bàng quang được để đào thải ra ngoài và gây ứ đọng và làm ảnh hưởng đến chức năng thận dẫn đến giãn đài bể thận.
- Mắc viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Do viên sỏi di chuyển làm tổn thương đến niêm mạc niệu quản và chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến viêm kèm theo triệu chứng sốt cao, căng đau ở vị trí hố thắt lưng.
- Suy thận cấp: sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản và gây ra triệu chứng vô niệu.
- Suy thận mạn tính: Viêm đường tiết niệu xảy ra kéo dài gây ra suy thận mạn, các tế bào thận bị tổn thương không phục hồi.
Để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm do bệnh sỏi niệu quản gây ra thì ngay khi có triệu chứng bất thường thì nên đi khám và điều trị theo đúng phác đồ được chỉ định.
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh sỏi niệu quản
Khi nhận thấy người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ mắc sỏi niệu quản thì bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện kỹ thuật chẩn đoán để đưa ra kết quả chính xác từ đó có phương pháp điều trị chính xác hơn.
Các kỹ thuật dùng trong chẩn đoán bệnh sỏi niệu quản như:
- Chụp X-quang
- Chụp thận thuốc tĩnh mạch UIV
- Chụp niệu quản – bể thận ngược dòng
- Chụp cắt lớp vi tính
- Siêu âm: nhằm xác định được hình thức, kích thước của sỏi trên niệu quản
- Xét nghiệm máu: xác định mức độ canxi hoặc axit uric trong máu hay không. Từ đó đưa ra kết quả xét nghiệm máu để theo dõi được chức năng thận, đánh giá tình trạng nhiễm trùng kèm theo và kiểm tra mắc các bệnh lý khác nếu có.
- Xét nghiệm nước tiểu
>> Xem thêm: Thông tin Xét tuyển Cao đẳng Dược để có thông tin tuyển sinh hữu ích
Phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu quản
Khi có kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh thì tùy thuộc vào mức độ và thể trạng sức khỏe của người bệnh mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Đối với tình trạng sỏi nhỏ
- Người bệnh nên uống nhiều nước: Uống từ 1,9 – 2,8 lít nước/ ngày để hệ thống tiết niệu có thể lọc rửa tốt hơn. Nên uống đủ lượng nước để bài tiết nước tiểu, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước.
- Dùng thuốc giảm đau: các loại thuốc có thể giúp giảm đau như ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen để giảm đau hay các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Vì khi sỏi bị đào thải ra thường gây khó chịu.
- Điều trị y tế theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để loại bỏ soi thận. Các loại thuốc được thư giãn các cơ trong niệu đạo, đào thải sỏi thận nhanh chóng và ít gây đau hơn.
Đối với trường hợp sỏi thận có kích thước to
Khi sỏi thận không thể dùng để điều trị bằng các biện pháp thông thường ở trên vì kích thước quá lớn có thể gây ra tổn thương thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu thì sẽ được điều trị bằng các biện pháp như:
- Dùng sóng siêu âm để phá vỡ sỏi: sử dụng sóng siêu âm để tạo ra các rung động mạnh để phá vỡ viên sỏi lớn thành nhiều miếng nhỏ để từ đó có thể được đào thải qua nước tiểu. Thông thường thủ thuật này có thể xảy ra trong khoảng từ 45 – 60 phút nên khi tiến hành người bệnh sẽ được gây mê để cảm thấy thoải mái hơn.
- Phẫu thuật nội soi để loại bỏ sỏi: để loại bỏ sỏi thì bác sĩ sẽ luồn một ống sỏi mỏng có gắn máy ảnh thông qua niệu đạo và bàng qang đến niệu quản. Cho đến khi xác định được vị trí của viên sỏi thì sẽ gắp sỏi hoặc phá vỡ thành từng mảnh nhỏ để được đào thải qua nước tiểu. Suốt quá trình thực hiện phương pháp này người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Sau đó bác sĩ có thể đặt một ống nhỏ (stent) trong niệu quản để làm giảm sưng và hỗ trợ quá trình phục hồi.
- Phẫu thuật tuyến cận giáp: Việc loại bỏ khối u lành tính này từ các tuyến cận giáp sẽ dừng việc hình thành sỏi thận.
Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ một số những dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi niệu quản, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.