Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh tự kỷ ở người lớn có các dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Cập nhật: 23/11/2021 08:53 | Trần Thị Mai

Gần đây bệnh tự kỷ dành được rất nhiều sự quan tâm và số lượng người mắc bệnh này cũng gia tăng rất nhanh, đặc biệt ở nhóm đối tượng là người lớn cũng có nguy cơ mắc  bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ chia  sẻ đến bạn đọc những thông tin về bệnh tự kỷ ở người lớn để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.  

Bệnh tự kỷ ở người lớn có các dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở người lớn

Bệnh tự kỷ ở người lớn là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ. Khi mắc bệnh này sẽ xuất hiện những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, gặp nhiều khó khăn về khả năng giao tiếp, sở thích hoặc kiểm soát hành động, suy nghĩ.

Người trưởng thành mắc bệnh tự kỷ được gọi là phổ tự kỷ vì sự đa dạng của các dấu hiệu và triệu chứng của nó và khác biệt  về mức độ nghiêm trọng của chúng.

Có nhiều trường hợp mắc bệnh tự kỷ được chẩn đoán ở trẻ từ khi mới biết đi, tuy nhiên đến khi có thể đến khi trưởng thành thì rối loạn phổ tự kỷ mới được phát hiện và được chẩn đoán.

Rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh tự kỷ ở người lớn, cụ thể:

Do di truyền: Có một số gen dường như có liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của não hoặc cách các tế bào não giao tiếp, chúng cũng có thể xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Do yếu tố môi trường: Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng các yếu tố như nhiễm virus, thuốc hoặc biến chứng khi mang thai, hay các chất ô nhiễm không khí có vai trò trong việc kích hoạt rối loạn phổ tự kỷ.

Bên cạnh đó có các yếu tố làm gia tăng  nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở người lớn như:

  • Giới tính: Nam giới sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ cao hơn gấp 4 lần so với nữ giới.
  • Tiền sử gia đình đã có người mắc rối loạn tự kỷ ở người lớn thì sẽ có nguy cơ cao mắc hơn những đứa trẻ sinh ra ở những nhà bình thường khác.
  • Mắc các rối loạn khác: Người mắc một số bệnh trạng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ hoặc các triệu chứng giống như  tự kỷ hội chứng Fragile X. hoặc một rối loạn di truyền gây ra các vấn đề về trí tuệ, thiểu năng trí tuệ, mất khả năng sử dụng tay có chủ đích, động kinh… đây là tình trạng di truyền xảy ra hầu hết ở nữ giới, dẫn đến sự chậm phát triển đầu, thiểu năng trí tuệ, mất khả năng sử dụng tay có chủ đích.
  • Ở  những trẻ sinh non, thiếu tháng được sinh ra trước 26 tuần tuổi thai sẽ có nguy cơ rối loạn mắc tự kỷ cao hơn với trẻ sinh ra đủ tháng.
  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai thường xuyên cảm thấy áp lực, mệt mỏi, luôn có tâm trạng nặng nề khi sinh con thì sau khi sinh đứa bé sẽ có nguy cơ mắc tự kỷ.
  • Mắc các bệnh lý ở tuyến giáp, bị thiếu hụt canxi hoặc mắc chứng đái tháo đường, sử dụng quá liều thuốc chữa bệnh trong khi mang thai khiến cho trẻ khi sinh ra dễ mắc bệnh tự kỷ cao hơn mức bình thường.

Ngoài ra bệnh tự kỷ ở người lớn còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh tự kỷ ở người lớn mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

benh-tu-ki-o-nguoi-lon
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh tự kỷ ở người lớn

Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tự kỷ ở người lớn

Bản thân mỗi chúng ta đều nên biết các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn để nhận định chính xác bản thân hoặc người thân xung quanh có các dấu hiệu này để có hướng giải quyết cho phù hợp hơn.

Một số các triệu chứng điển hình của bệnh tự kỷ ở người lớn như:

Biểu hiện với các mối quan hệ xung quanh

Gặp khó khăn trong việc giao tiếp với xã hội. Biểu cảm và nét mặt sẽ không được tự nhiên, đặc biệt tư thế cơ thể cũng không được tự tin như ban đầu.

Khó khăn để chia sẻ với mọi người như bình thường, đặc biệt rất khó để diễn tả niềm vui hay những nỗi buồn   của mình cho người khác. Đặc biệt không thể diễn đạt theo ý muốn của bản thân.

Không hòa đồng nhiều với mọi người và không dễ dàng để thấu hiểu, đồng cảm cùng người khác, khó để chia sẻ cảm xúc vui buồn.

Mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè hay những người đồng trang lứa sẽ khó được thiết lập.

Biểu hiện bệnh tự kỷ trong công việc

Có khả năng tiếp thu kém, khó để tập trung và ít khi nói chuyện vì người mắc bệnh này rất khó để diễn đạt ngôn ngữ, không có hứng t hú trong việc cùng với  ngày khác trao đổi.

Khi đã bắt đầu trò chuyện với người khác thì bệnh nhân tự kỷ sẽ không thể duy trì trạng thái tự tin và  rất khó để duy trì cuộc nói chuyện với đối phương.

Người tự kỷ không thể hiểu hết ẩn ý trong câu nói của người khác hoặc những vấn đề có chút phức tạp.

Ngôn ngữ sử dụng cũng kém linh hoạt, hay rập khuôn chính là biểu hiện của chứng tự kỷ. Danh mục ở trên là các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn, tuy nhiên sẽ còn có những triệu chứng khác… do đó ngay khi xuất hiện các dấu hiệu thì nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh có phần phức tạp hơn.

Bệnh tự kỷ ở người lớn sẽ có các triệu chứng giống với những bệnh lý khác như trầm cảm nên người bệnh cần chú ý hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các biện pháp điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn

Việc điều trị tự kỷ ở người lớn sẽ khác với phác đồ điều trị của người trẻ khi mắc bệnh. 

Trường hợp người lớn mắc tự kỷ có thể được điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức hoặc bằng lời nói.

Người bệnh cũng có thể tìm kiếm các phương pháp điều trị cụ thể hơn dựa trên những vấn đề mà người bệnh đang gặp phải như lo lắng, cô lập với xã hội.

Trường hợp mắc dạng tự kỷ nhẹ và vẫn có thể làm việc tùy theo khả năng thì những  người thân xung quanh cần can thiệp tâm lý để gần gũi hơn với cộng đồng và tăng khả năng tư duy và khả năng vận động, không bị cô lập với xã hội.

Bệnh tự kỷ là rối loạn tồn tại hầu như suốt đời và rất khó để điều trị nên kể cả được phát hiện bệnh sớm ở trường hợp người lớn thì  bệnh sẽ càng khó để điều trị hơn rất nhiều, đặc biệt người nhà bệnh nhân cũng có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị.

Hy vọng bài viết Cao đẳng Dược TP Hồ Chí Minh chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh tự kỷ ở người lớn, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.