Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sốt phát ban là gì?

Cập nhật: 19/11/2018 17:23 | Thu Hương

Sốt phát ban là một trong những bệnh thường gặp trong đời sống. Đây là một loại bệnh nguy hiểm vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân, triệu chứng bệnh để có thể phòng tránh, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sốt phát ban là gì?

Người bị bệnh sốt phát ban

Bệnh sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Những người khi bị mắc bệnh này thường có tình trạng nóng sốt, nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên. Bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ nhỏ do virus herpes 6 hoặc 7 xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh thường vô hại và khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao dẫn đến nhiều biến chứng khác. Thông thường bệnh có các triệu chứng kéo dài trong 1-2 tuần. Hiện nay, có 2 loại sốt phát ban là ban đỏ và ban đào.

Bệnh phát triển do những nguyên nhân nào?

Theo nguyên cứu của các chuyên gia về bệnh, sốt phát ban là do virus đường hô hấp luôn chiếm đa số bao gồm virus sởi, virus gây bệnh rubella, adeno virus, echo virus, nhóm enterovirus,…Hay đây là bệnh lây nhiễm do virus human herpes 6 hoặc trong một số trường hợp là do virus human herpes 7 gây ra. Những virus này có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể hoặc các vật dụng cá nhân của người bệnh. Bệnh không lây qua giao tiếp.

Người lớn  chưa từng bị bệnh tiếp xúc với trẻ bị mắc bện sốt phát bang cũng có thể bị ảnh hưởng về sau. Tuy nhiên, nếu người lớn có cơ thể khỏe mạnh, bệnh sẽ không nặng. Nếu không bị phát ban hoặc sốt nhẹ thì bạn vẫn có nguy cơ nhiễm virus cho con cái hoặc những thành viên khác trong gia đình thông qua dịch tiết hô hấp hoặc nước bọt.

Những nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm bệnh

  • Trẻ em có thể dễ dàng lây nhiễm bệnh sốt phát ban thông qua việc tiếp xúc với những đứa trẻ khác bị bệnh.
  • Nếu người lớn bị nhiễm virus phát ban và phải chăm sóc trẻ bệnh thì bạn phải rửa tay thường xuyên để tránh lây lan virus tới những người khác có hệ miễn dịch yếu hơn.
  • Trong quá trình trẻ bị bệnh nên cho trẻ uống nước lọc, nước gừng, nước soda chanh, nước luộc thịt, các loại nước khoáng hoặc nước uống dành cho những người luyện tập thể thao như Gatorade hoặc Poweda để tránh việc bị trẻ bị mất nước.
  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi thường xuyên bị mắc bệnh này và giảm dần khi trẻ lên 4 tuổi

Triệu chứng của bệnh sốt phát bang

trẻ bị sốt pb

Trẻ bị nổi mẩn khi bị sốt phát ban

Triệu chứng của bệnh sốt phát ban thường thể hiện từ 1-2 tuần sau khi mắc bệnh. Các dấu hiệu có thể không thấy rõ ràng hoặc có thể có những triệu chứng nhẹ như:

  • Giai đoạn đầu là Sốt: đây là triệu chứng có ở tất cả các bệnh nhân bị bệnh sốt phát ban, thường là sốt trên 39.4 độ C ngay sau khi mắc bệnh. Biểu hiện sốt thường kéo dài tron khoảng 3-5 ngày. Ở trẻ em có thể kèm theo một số triệu chứng khác như viên họng, sổ mũi, ho, hạch bạch huyết sưng ở cổ…
  • Giai đoạn tiếp theo là Phát ban: Sau khi đỡ sốt, cớ thể của bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu phát bạn, trên da sẽ có những đốn nhỏ đỏ bằng hoặc bị sưng lên. Có một số đốm có thể có một vòng trắng xung quanh.

Trẻ em sốt phát bang thường sẽ bắt đầu từ vùng ngực sau đó lan rộng ra lưng, bụng, cổ và cánh tay. Những dấu hiệu nàu có thể không lan lên mặt, chân và thường sẽ biến mất sau vài giờ, vài ngày và không để bất kỳ di chứng nào.

Một số dấu hiệu khác của những người mắc bệnh sốt phát ban:

  • Khó chịu trong người ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Bị mắc bệnh tiêu chảy nhẹ;
  • Không muốn ăn, chán ăn;
  • Có hiện tượng sưng mí mắt.

Cách điều trị, khắc phục bệnh

Để điều trị, khắc phục cho người bệnh nhanh khỏi bệnh, chúng  ta có thể sử dụng những liệu pháp điều trị như sau:

  • Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào bệnh sử và thực hiện khám lâm sàng cho người bênh để biết chính xác về bệnh có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để kiểm soát. Những thuốc được dùng để trị sốt cao là acetaminophen và ibuprofen. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lau người, đắp khăn lạnh lên trán để bé hạ sốt. Nếu người bệnh là trẻ sở sinh thì khi cho uống thuốc nên để ý thật kỹ tời liều lượng. Những người dưới 20 tuổi không nên dùng thuốc aspirin vì sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye.
  • Nếu những triệu chứng, biểu hiện bệnh không nặng, bệnh sốt phát ban có thể tự khỏi và không cần phải điều trị.

Thói quen sinh hoạt giúp trẻ mau khỏi bệnh

  • Không để người bệnh ở nơi chật kín, ẩm ướt.
  • Không để trẻ em dùng tay gãi lên da.
  • Khi tắm rửa nên cẩn trọng. Nếu vẫn còn sốt cao không nên tắm.
  • Không đến chỗ đông người hoặc tiếp xúc với nhiều người khi đang bị bệnh.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với nhưng loại nước tẩy rửa, sữa tắm, bụi bặm, hóa chất, lông thú,…
  • Không mặc quần áo bó sát người, những loại vải dễ gây kích ứng da
  • Không ăn trứng, thực phẩm khó tiêu, nước lạnh, nước đá, kem,..

Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sốt phát ban đo Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và cung cấp. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn trong quá trình phòng và chống bệnh sốt phát ban.