Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh giãn tĩnh mạch chân

Cập nhật: 20/02/2022 13:25 | Trần Thị Mai

Giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại biên và có thể gây ra các ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Bạn đọc hãy cùng theo  dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn những thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh giãn tĩnh mạch chân

Bệnh giãn tĩnh mạch chân còn có tên gọi khác là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, giãn tĩnh mạch chi dưới… đây là tình trạng lành tính do sự rối loạn lưu thông dòng máu tĩnh mạch về tim. Đa phần các trường hợp mắc bệnh là do cấu tạo thành mạch 2 chân.

Theo vị trí giải phẫu mà bệnh được  chia thành các nhóm khác nhau như:

  • Tĩnh mạch nông.
  • Tĩnh mạch sâu.
  • Tĩnh mạch  xuyên.
  • Tĩnh mạch không xác định vị trí.

Trên thực tế hiện nay thì hầu hết người bệnh đều rơi vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới mức độ nông. Bất kể đối tượng nào cũng có nguy cơ gặp phải các triệu chứng bệnh ở trên, tuy nhiên những người lớn tuổi, thừa cân hoặc thường xuyên phải đứng sẽ có các yếu tố mắc bệnh nhiều hơn.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố nguy cơ gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, cụ thể như:

  • Do tình trạng cân nặng ở mức béo vì khi bị thừa cân sẽ khiến cho chúng ta mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch, trong đó có bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
  • Thói quen xấu những người có đặc thù công việc là phải đứng hoặc vận động mạnh.
  • Qúa lạm dụng thuốc tránh thai.
  • Người bệnh mắc các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp và các thủ thuật khác như bó bột hoặc nằm bất động quá lâu trong suốt một thời gian.
  • Do ảnh hưởng của gen di truyền.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và  các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch chân mà chưa liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân

Dấu hiệu nhận biết của bệnh diễn ra khá âm thầm với nhiều mức độ, giai đoạn khác nhau, cụ thể một số dấu hiệu phổ biến người bệnh có thể  gặp phải như:

  • Giai đoạn đầu người bệnh sẽ có các triệu chứng khá chủ quan, chân có cảm giác nóng rát, tê và nặng chân. Có trường hợp sẽ gặp chuột rút chân vào ban đêm đi ngủ gây ra khó chịu.
  • Giai đoạn bệnh diễn biến nặng: Lúc này người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn, lúc này tĩnh mạch bắt đầu giãn lớn và phình to hơn. Khi sờ vào có thể nhìn thấy  bằng mắt thường, tuy nhiên khi sờ vào người bệnh có cảm giác đau.
  • Có trường hợp người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch chân nghiêm trọng hơn sẽ bị sưng tấy chân, thậm chí là nhiễm trùng, da phù nề. Khi bạn không đi thăm khám kịp thời có thể dẫn đến vết nhiễm trùng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe hoặc loét sâu hơn và lan sang những vùng da xung quanh.

Để tình trạng bệnh không diễn biến quá nghiêm  trọng thì ngay khi có các triệu chứng bất thường người bệnh cần đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám điều trị đúng cách và sớm nhất.

benh-gian-tinh-mach-chan

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Trên thực tế thì bệnh suy giãn tĩnh mạch chân sẽ không gây ra nguy hiểm hay các ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe khi mắc bệnh. Nhưng có nhiều người thắc mắc: Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

 Ban đầu khi mới mắc bệnh thì bạn sẽ cảm thấy khó chịu, các vận động sẽ gặp khó khăn hơn, ngoài ra thì bệnh nổi rõ lên trên da gây ra tình trạng mất thẩm mỹ.

Tĩnh mạch sẽ dễ bị vỡ nếu như bạn gặp phải các chấn thương ở khu vực này. Từ đó các cục máu đông sẽ dần dần hình thành ở tĩnh mạch gây ra nguy hiểm.

Chân của người bệnh bị nhiễm trùng thì dễ bị lở loét và rất khó để điều trị dứt điểm.

Không nên chủ quan khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị sớm nhất.

Phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân

Căn cứ vào mức độ tiến triển của bệnh, cơ địa từng người mà bác sĩ  sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch hiện nay như:

Điều trị bảo tồn

Sử dụng băng ép và vớ tạo áp lực:  Băng và vớ sẽ giúp ép vào các bắp cơ, tạo nên áp lực lớn ở phía dưới và lúc này các van tĩnh mạch sẽ khép lại từ đó máu cũng lưu thông về tim dễ dàng hơn. Đây là hai dụng cụ để làm chậm lại diễn biến của bệnh và  hỗ trị phát triển cho các biện pháp điều trị ngoại khoa.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như chống đông máu, thuốc giảm đau, thuốc hỗ trợ tĩnh mạch… sẽ được dùng nhiều trong điều trị giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác  sĩ chuyên khoa để  thuốc phát huy hiệu quả và hạn chế  gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe.

Chích xơ

Phương pháp này sử dụng dung dịch tiêm vào tĩnh mạch và gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch, điều này sẽ khiến cho máu không vào được tĩnh mạch bị giãn khiến cho tĩnh mạch đó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa.

Phẫu thuật

Trường hợp bị tổn thương tĩnh mạch nông, đoạn tĩnh mạch này cần phải cắt bỏ thông qua các đường rạch nhỏ. Thông thường những ca phẫu thuật này sẽ kéo dài trong khoảng từ 5 - 10 phút. Kết thúc quá trình phẫu thuật người bệnh sẽ được băng ép và nằm bất độngtrên giường vài hôm.

Can thiệp nội mạch

Tại Mỹ phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch sẽ được thay thế bằng phương pháp cắt đột nhiệt nội mạch.

Phương pháp này sử dụng năng lượng laser hoặc sóng cao tần thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm và gây tê tại chỗ.

Sau điều trị can thiệp nội mạch, siêu âm kiểm tra trong tuần đầu tiên, tập trung vào vùng tiếp giáp tĩnh mạch hiển-đùi.

Hy vọng bài viết trên đây được chia sẻ đã giúp chị em hiểu rõ bệnh giãn tĩnh mạch chân, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.