Chảy máu cam ở trẻ em
Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam
Những trẻ em ở độ tuổi từ 2-3 tuổi, việc chảy máu mũi là một tình trạng rất bình thường, một tuần bé có thể chảy máu mũi khoảng vài lần. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này?
Bé có thể bị chảy máu do nhiều nguyên nhân như:
- Mạch máu của bé nhà bạn quá nhạy cảm và mong manh, có thể vỡ khi thời tiết hanh khô.
- Do trẻ ngoáy mũi quá mạnh dẫn đến vỡ mạch máu trong mũi.
- Do trẻ vô tình cào rách phần bên trong mũi.
- Do trẻ nghịch nhét dị vật vào mũi.
- Do trẻ đùa nghịch với bạn bị tác động vào mũi.
- Do trẻ ở dưới ánh mặt trời quá lâu.
- Do Trẻ hắt hơi mạnh và nhiều lần dẫn đến tổn thương mạch máu mũi.
- Do trẻ xì mũi khi bị sổ mũi quá mạnh.
- Do trẻ cọ xát mạnh vào mũi.
Các dạng chảy máu cam ở trẻ:
- Chảy máu mũi trước và xuất phát từ phần trước của mũi. Đây là loại chảy máu cam thông thường nhất do các mao mạch hoặc các mạch máu rất nhỏ bên trong mũi có thể bị vỡ, gây chảy máu gây ra các loại chảy máu cam này.
- Chảy máu từ phần sâu nhất của mũi. Khi hiện tượng này xảy ra bạn sẽ thấy máu có thể chảy cả xuống họng, sau cổ họng kể cả khi ngồi hoặc đứng. Điều này xảy ra thường xuyên ở những người lớn tuổi, người bị huyết áp cao hoặc những người bị thương ở phần mặt hoặc mũi hơn.
Hầu hết các trường hợp chảy máu cam thường xảy ra ở trẻ em từ 3-10 tuổi và có thể tự hết hoặc xử lý tại nhà. Bạn nên theo dõi hiện tượng này ở trẻ nếu việc chảy máu quá thường xuyên bạn bạn cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay.
Những điều nên và không nên làm khi trẻ bị chảy máu cam
Những điều nên làm
Bạn cần phải bình tĩnh và không được hoảng sợ
Hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em hầu hết đều là những rất bình thường và không có gì nguy hiểm với trẻ nhỏ. Đó có thể là triệu chứng do các bệnh nhẹ, thường gặp như cảm lạnh, dị ứng gây sưng bên trong mũi, làm tăng kích thích từ đó dẫn đến hiện tượng chảy máu cam hoặc do môi trường, trẻ hay ngoáy mũi làm tổn thương mạch máu,...
Do đó, các bậc phụ huynh không cần phải quá hoảng loạn khi thấy bé bị chảy máu cam mà nên trấn an bé và tìm cách cầm máu cho bé.
Cầm máu cho trẻ
Nếu muốn cầm máu cho bé, cách tốt nhất các bậc phụ huynh nên làm là cho trẻ ngồi xuống ghế, giữ chặt một bên mũi bị chảy máu trong tư thế cúi đầu về phía trước và giữ yên như thế trong 10 phút. Trong khi bịt mũi, hãy nhắc con có thể thở bằng bên mũi khác hoặc thở bằng mồm. Nếu sau 10 phút mà máu không ngừng chảy thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.
Hãy điều trị đúng cách khi trẻ chảy máu cam
Nên áp một miếng gạc lạnh phía ngoài phần mũi đang chảy máu
Việc chảy máu có thể do nhiệt độ cơ thể cao, vì vậy bạn nên hạ thấp nhiệt độ cơ thể xuống bằng một miếng gạc lạnh hoặc ngậm một cục đá nhỏ. Điều này có thể giúp làm giảm lưu lượng máu đến mũi và ngăn cản hiện tượng chảy máu mũi.
Chế độ ăn cho trẻ khi bị chảy máu cam
Bạn có thể hạn chế hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em bằng cách cho trẻ ăn, uống những loại thức ăn chứa nhiều nước, chất xơ, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng,...
Những điều không nên làm khi trẻ bị chảy máu mũi
Không nên cho trẻ nằm ngửa hoặc ngửa đầu ra sau
Mọi người thường nghĩ rằng, khi trẻ em hoặc những người bị chảy máu cam được đặt nằm ngửa hoặc ngửa đầu ra sau sẽ khiến hạn chế việc chảy máu. Tuy nhiên, mọi người đã sai lầm, việc làm này có thể khiến cho máu chảy ngược vào trong miệng, họng, gây buồn nôn hoặc nghiêm trọng hơn nữa là có thể làm cho máu không động được. Nếu trẻ lớn trên 3 tuổi, bố mẹ có thể bảo bé xì mũi nhẹ nhàng để máu xuất ra ngoài sau đó mới giữ chặt mũi để máu không tiếp tục nhảy nữa.
Không nên nhét gạc hoặc những vật khác vào mũi để cầm máu
Khi trẻ bị chảy máu cam nhiều người đã thực hiện ngay việc nhét gạc, bông hoặc giấy vào mũi bé để cầm máu. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích vì có thể khiến bé bị nhiễm trùng nếu vật dụng cha, mẹ sử dụng không đảm bảo vệ sinh.
Không nên sử dụng nước muối
Nhiều người nghĩ rằng việc xịt nước muối vào mũi có thể sát khuẩn, tiệt trùng và làm ẩm mũi có thể hạn chế hiện tượng chảy máu cam ở trẻ tuy nhiên điều này là không chính xác. Vì nước muối chỉ có thể làm ẩm mũi trong một thời gian ngắn và để lâu còn có thể làm khô mũi hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích và đầy đủ nhất về hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em có thể bạn quan tâm. Các kiến thức này đã được Cao đẳng Y dược TPHCM chắt lọc và tổng hợp cẩn thận, chu đáo. Hi vọng thông qua đó, bạn sẽ hiểu được các nguyên nhân, những điều nên làm và không nên làm để hạn chế chảy máu cho trẻ.