Nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu
Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng rối loạn đông cầm máu và có thể gây ra cơ thể có các bất thường như bầm tím hoặc chảy máu.
Các tiểu cầu sẽ có vai trò tham gia vào quá trình đông máu nên sẽ giúp cơ thể khi gặp phải các tổn thương không bị mất máu quá nhiều đồng thời vẫn giữ nguyên vẹn của mạch máu khi bình thường.
Có nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn hoặc hỗ trợ những tế bào bạch cầu để tăng hiệu quả bảo vệ cơ thể của các tế bào bạch cầu nhằm bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân như sinh vật gây nguy hiểm.
Hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng theo một số nghiên cứu thì những người mắc bệnh là do hệ miễn dịch của họ gặp phải vấn đề và tấn công tiểu cầu của cơ thể.
Lượng tế bào máu ngoại vi trung bình có thể đạt khoảng 150.000 tiểu cầu trên 1 microlit máu nhưng đối với bệnh nhân bị ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát thì thường có tiểu cầu dưới 20.000. Những người bệnh sẽ gặp nguy hiểm nếu mức tiểu cầu giảm xuống dưới 10.000/1mm3.
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu cũng có thể xảy ra với nhóm đối tượng là trẻ em do một đợt nhiễm bệnh virus hoặc quai bị, cảm cúm hoặc do quá trình nhiễm trùng khiến cho hệ miễn dịch bị rối loạn.
Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể do các nguyên nhân như chất độc, lạm dụng một số loại thuốc (thuốc hạ nhiệt, thuốc cảm cúm, thuốc kháng sinh) gây ra.
Bệnh có thể xảy ra với hầu hết mọi lứa tuổi, mặc dù vậy thì những người mới bị nhiễm virus và phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc xuất huyết giảm tiểu cầu hơn.
Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc thì hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.
Triệu chứng để nhận biết bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Khi mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ không có những triệu chứng cụ thể, tuy nhiên trong những trường hợp thì vẫn xuất hiện các dấu hiệu như:
- Nốt xuất huyết có kích thước nhỏ nhưng có màu tím hoặc đỏ.
- Ở những vết thương bị cắt da sẽ bị chảy máu lâu.
- Hay bị chảy máu mũi hoặc răng lợi mà không xác định được nguyên nhân.
- Kéo dài hơn thời kỳ kinh nguyệt ở những người phụ nữ khi mắc bệnh.
- Có máu xuất hiện trong nước tiểu hoặc phân.
- Cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Nhận thấy có nhiều vết bầm tím.
- Ban xuất huyết thường diễn ra ở cẳng chân.
Nếu khi có những triệu chứng nhẹ mà chưa thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời rhif có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
- Xuất huyết não - màng não gây ảnh hưởng đến tính mạng.
- Xuất huyết đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục.
- Mắc xuất huyết dưới da, niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu răng hoặc giác mạc.
Do đó cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra số lượng tiểu cầu. Từ đó tránh trường hợp bị xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Nhận thấy người bệnh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu thì sẽ chỉ định thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán như:
- Thực hiện các tế bào tổng phân tích tế bào máu.
- Siêu âm.
- Tủy đồ.
- Xét nghiệm vi sinh.
- Xét nghiệm miễn dịch.
- Nếu tiểu cầu bệnh nhân thấp thì sẽ yêu cầu làm tủy đồ. nếu tủy xương có bất thường thì người bệnh đã mắc một bệnh khác chứ không phải xuất huyết giảm tiểu cầu.
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với mức độ mắc bệnh, thể trạng sức khỏe để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
Trường hợp xuất huyết tiểu giảm tiểu cầu xảy ra ở trẻ em thì có thể tự khỏi hoàn toàn trong khoảng 6 tháng. Tuy nhiên nếu trẻ mắc bệnh ở dạng mãn tính thì sẽ tự bình phục trong khoảng vài năm.
Nếu lượng tiểu cầu của trẻ thấp dưới 50.000 tiểu cầu/mm3 máu để tránh các hoạt động có thể gây ra bầm tím hoặc xuất huyết như đi bộ, đạp xe, chạy nhảy, leo trèo…
Nếu lượng tiểu cầu tăng lên thì trẻ em có thể tham gia thêm một số hoạt động nhẹ nhàng. Tuy nhiên những vẫn cần tránh các môn thể thao cần vận động thể lực mạnh.
Chú ý không dùng aspirrin hoặc ibuprofen, tuy nhiên có thể sử dụng paracetamol nếu trẻ em có các triệu chứng đau, sốt.
Trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu ở người lớn mức độ nhẹ thì cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra theo đúng định kỳ để giảm thiểu tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Còn khi mức độ bệnh nghiêm trọng hơn thì sẽ được chỉ định dùng thuốc và phương pháp ngoại khoa cắt lách. Nguy hiểm hơn thì bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Người bệnh cần chú ý khi uống thuốc hãy uống lúc no bụng để giảm thiểu tác dụng phụ gây ra cho cơ thể người bệnh như tăng huyết áp, mắc rối loạn giấc ngủ, loãng xương, bị viêm dạ dày kéo dài.
Hy vọng các thông tin về xuất huyết giảm tiểu cầu ở trên đã bổ sung thêm nhiều kiến thức y khoa cho bạn đọc. Tuy nhiên các thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.