Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh xơ cứng bì toàn thể

Cập nhật: 16/12/2022 14:50 | Trần Thị Mai

Ở Việt Nam, xơ cứng bì toàn thể là một trong những bệnh lý miễn dịch diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Có dấu hiệu nào để nhận biết sớm? Có phương pháp nào để phòng ngừa và điều trị bệnh không?... Bạn đọc cùng các giảng viên của nhà trường theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin chi tiết!  

Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh xơ cứng bì toàn thể

Bệnh xơ cứng bì toàn thể là một trong những bệnh thuộc nhóm tự miễn và đặc trưng bởi sự tăng sinh và lắng đọng các chất tạo keo ở da, thành mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể như ống tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu…

Khi các chất tạo keo ở da, thành mạch máu và những cơ quan khác trong cơ thể sẽ gây ra dày cứng da và làm tổn thương, suy giảm chức năng của các nội tạng. Giai đoạn bệnh khởi phát ở tuổi từ 30 – 50 và nữ giới sẽ dễ có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.

Nguyên nhân gây bệnh xơ cứng bì toàn thể

Trên thực tế thì các nhà khoa học chưa xác định được các nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ cứng bì toàn thân và đây sẽ không phải là căn bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Bên cạnh đó có một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng bì toàn thể như:

  • Hệ miễn dịch có hoạt tính bất thường: khi hệ miễn dịch kích thích các tế bào xơ non và sản xuất ra quá nhiều những chất keo nến có thể làm lắng đọng xung quanh các tế bào, mạch máu, nội tạng và gây tổn thương xơ hóa tại nơi lắng đọng dẫn đến xơ cứng bì.
  • Sự phát sinh và tiến triển của xơ cứng bì thì cấu trúc gen cũng có vai trò quan trọng dẫn đến điều này.
  • Độ tuổi từ 30 – 55 và nữ giới sẽ có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.
  • Tùy theo thể trạng xơ cứng bì bệnh học có thể làm 2 thể là xơ cứng bì khu trú và xơ cứng bì lan tỏa.

Ngoài ra sẽ có nguyên nhân và các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc xơ cứng bì toàn thể. Nếu người bệnh thắc mắc có thể hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể rõ ràng.

Triệu chứng của bệnh xơ cứng bì toàn thể 

Các triệu chứng và dấu hiệu ban đầu của xơ cứng bì toàn thể là những triệu chứng hiện tượng Raynaud và sưng đầu xa của các ngón, đồng thời da dày ngón tay tăng dần.Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh và vị trí mà sẽ có các triệu chứng nhận biết khác nhau:

- Xuất hiện triệu chứng ở da và móng

  • Sưng da và sẽ có tính đối xứng và diễn biến thường có biểu hiện là xơ cứng đầu chi, bàn tay hoặc có thể gây ảnh hưởng đến toàn cơ thể.
  • Da bị giảm căng bóng mặt trở nên vô cảm.
  • Các đầu móng tay bị lắng đọng canxi dưới da và bị lồi xương.
  • Loét ngón tay.

- Có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

  • Nuốt có cảm giác nghẹn, ợ hơi.
  • Đau bụng, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau.
  • Hấp thụ chất dinh dưỡng kém hơn.

- Hệ tim mạch

  • Các hệ thống truyền dẫn tự động trong tim bị xơ hóa, gây ra các rối loạn nhịp tim hoặc nghiêm trọng hơn dẫn đến đột tử do tổn thương tim.
  • Có triệu chứng suy tim.
  • Các động mạch bị xơ hóa dẫn đến tăng huyết áp ác tính.

- Cơ quan tiết niệu

  • Xuất hiện các triệu chứng của suy  thận.
  • Tần suất đi tiểu ít.
  • Viêm bàng quang mạn tính.
  • Xơ hóa động mạch thận.

- Hệ thần kinh

  • Đau đầu.
  • Có các triệu chứng của động kinh.
  • Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác có thể xảy ra như thiếu máu, dễ mắc nhiễm trùng khi bạch cầu bị giảm, tiểu cầu giảm dễ bị mắc xuất huyết.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh xơ cứng bì

Trước khi chỉ định kỹ thuật chẩn đoán phù hợp với triệu chứng lâm sàng của người bệnh thì bác sĩ sẽ hỏi bạn về các dấu hiệu của cơ thể.

Một số các kỹ thuật dùng trong chẩn đoán xơ cứng bì như:

  • X Quang phổi
  • X Quang khớp.
  • Siêu âm tim, điện tim.
  • Công thức máu.
  • Siêu âm bụng tổng quát.
benh-xo-cung-toan-the
Để có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh thì hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám

Biện pháp điều trị bệnh xơ cứng bì toàn thể

Hiện nay thì vẫn chưa có các biện pháp đặc hiệu điều trị hiệu quả bệnh xơ cứng bì toàn thể, tuy nhiên bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số các phương pháp để giúp kéo dài thời gian sống như:

Thực hiện điều trị vật lý làm mềm da hoặc các phục hồi chức năng vận động phù hợp với thể trạng người bệnh và có sự hướng dẫn của các nhân viên y tế để hạn chế triệu chứng do bệnh gây ra.

Kem bôi giữ ẩm cho vùng da bị tổn thương, giúp duy trì tính đàn hồi và toàn vẹn của da, giảm ngứa

Sử dụng thuốc: cách tốt nhất để kiểm soát xơ cứng bì trong thời gian dài thì việc dùng thuốc sẽ có hiệu quả nhiều hơn. Một số các nhóm thuốc được dùng phổ biến cho bệnh xơ cứng bì toàn thể như:

  • Các thuốc chống loét dạ dày như Omeprazole, Phosphalugel.
  • Nhóm thuốc giãn phế quản.
  • Thuốc kháng viêm corticoid như: Prednisolon, Prednison, Methylprednisolon, Dexamethason,…
  • Các thuốc độc tế bào như: Azathioprin, Cyclophosphamid.
  • Thuốc lợi tiểu.

Song song với việc điều trị thì tốt nhất người bệnh, tìm hiểu tất cả loại thuốc thì nên thực hiện các phương pháp khác để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh như:

  • Tránh xa thuốc lá để hạn chế những tác động xấu đến phổi và mạch máu.
  • Rèn luyện cơ thể hàng ngày bằng cách tập thể dục thể thao nhằm cải thiện sự thông khí của phổi. 
  • Hạn chế tình trạng teo cơ, xơ cứng mạch máu bằng cách tắm nước ấm hoặc chườm ấm thường xuyên.

Phòng ngừa bệnh Bệnh xơ cứng bì toàn thể

Có rất nhiều các biện pháp để phòng ngừa bệnh xơ cứng toàn thể nhưng tốt nhất để phát hiện ra sớm bệnh để điều trị, đặc biệt đối với những gia đình có tiền sử mắc bệnh, những người làm việc trong môi trường độc hại. Một số các biện pháp như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn phù hợp, chia thành nhiều bữa nhỏ, kê đầu cao khi nằm, tránh ăn đêm và không nằm ngay sau khi ăn; uống thuốc chống axit giữa các bữa ăn; hạn chế dùng các chất kích thích như cà phê, chè, chocolate, do các chất này gây giảm cơ lực cơ tròn ở vùng thấp của thực quản để tránh trào ngược dạ dày.
  • Dành thời gian cho tập luyện, thư giãn... để cơ thể thoải mái hơn và có thể làm tăng nhiệt độ của cơ thể, da bằng cơ chế điều hòa ngược.
  • Hạn chế tiếp xúc với xà phòng và bôi thuốc mỡ; tập thể dục thường xuyên để duy trì độ mềm dẻo của chi, ngón và độ nhạy cảm của da; xoa bóp da vài lần mỗi ngày để tránh tổn thương da, gây loét.

Qua những thông tin mà bài viết các giảng viên Cao đẳng Dược ở Sài Gòn chia sẻ chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ được bệnh xơ cứng bì toàn thể có điều trị triệt để hay không. Có bất cứ thắc mắc nào về bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.