Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguyên nhân gây ra đau khớp bả vai là gì? Chữa trị tình trạng đau đó như thế nào?

Cập nhật: 03/06/2021 12:51 | Trần Thị Mai

Đau khớp bả vai là một bệnh lý thường gặp với triệu chứng đặc trưng là đau và hạn chế vận động khớp vai. Các cơn đau có thể xuất hiện một cách tình cờ nên người bệnh thường chủ quan và cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn mới phát hiện ra. Vậy dấu hiệu viêm khớp bả vai là gì? Có cách nào điều trị hiệu quả bệnh hay không?... Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về bệnh.  

Nguyên nhân gây ra đau khớp bả vai là gì? Chữa trị tình trạng đau đó như thế nào?

Nguyên nhân gây ra đau khớp bả vai

Xương bả vai là xương có hình tam giác ở khu vực lưng trên và thực hiện trách nhiệm nối xương cánh tay trên với xương đòn và thành ngực. Cùng với đó xương bả vai còn giữ vai trò thiết yếu trong những chuyển động của vai.

Viêm khớp bả vai chính là tình trạng diễn ra khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày nhưng sẽ ít có người nắm được thông tin này. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp bả vai như:

Thường xuyên vận động nặng: Công việc này sẽ phải mang vác nặng nên rất dễ bị đau khớp bả vai. Vì do khi mang nặng, lực tác dụng lên bả vai rất lớn và thường xuyên, từ đó lâu dần vùng bả vai phải sẽ không chịu nổi áp lực gây ra đau nhức.

Chơi thể thao quá sức: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến gây đau khớp bả vai. Tất cả sự hưng phấn trong suốt quá trình luyện tập, thi đấu đều gây ra viêm và dẫn đến đau nhức khớp bả vai.

Thời tiết thay đổi thất thường: thời tiết có sự thay đổi cũng khiến cho bạn bị đau xương khớp trong cơ thể đặc biệt là đau khớp bả vai. Khi nhiệt độ giảm nhanh, thời tiết se lạnh máu sẽ trở nên khó lưu thông hơn khiến cho các cơ bắp ở vùng bả vai bị co thắt lại gây đau.

Do các bệnh lý về xương khớp: thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, viêm gân chóp vai... đều là các bệnh lý về xương khớp mà triệu chứng của bệnh sẽ là đau khớp bả vai.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đau khớp bả vai như: những người trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Phụ nữ thường bị nhiều hơn nam giới. Người mắc bệnh tiểu đường có khả năng mắc bệnh cao.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh đau khớp bả vai mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Triệu chứng nhận biết tình trạng đau khớp bả vai

Dấu hiệu đặc trưng của đau khớp bả vai là đau và người bệnh không thể tự di chuyển vai hoặc di chuyển với sự giúp đỡ của người khác, tuy nhiên tùy thuộc vào từng giai đoạn mà sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Cụ thể như:

Giai đoạn đau khớp bả vai: Người bệnh đau nhiều hơn. Ngay cả khi nghỉ ngơi và cảm giác đau dữ dội về đêm, đôi khi còn khiến bạn tỉnh giấc. Thời gian đầu cảm giác đau thường nhẹ hơn, lâu dần cảm giác đau sẽ gia tăng và kéo dài theo thời gian. Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng từ 6 tuần – 9 tuần.

Giai đoạn đông cứng: Đây là thời kỳ mà các triệu chứng sẽ cải thiện, tuy nhiên vẫn còn độ cứng. Các hoạt động hàng ngày có thể rất khó khăn và trong khoảng từ 4 – 6 tháng.

Giai đoạn tan đông: hoạt động của khớp vai trong giai đoạn này đang dần trở lại bình thường nhưng vẫn còn bị đau thêm thời gian khoảng vài tháng. Giai đoạn này thường mất từ ​​6 tháng đến 2 năm.

Sẽ còn rất nhiều các triệu chứng khác của bệnh, do đó người bệnh không nên chủ quan mà hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên. Nếu người bệnh có triệu chứng gì bất thường thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để được chỉ định điều trị đúng cách.

dau-khop-ba-vai
Châm cứu là một trong những phương pháp điều trị bệnh đau khớp bả vai hiệu quả

Phương pháp điều trị đau khớp bả vai

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ định chính xác. Hiện nay việc điều trị đau khớp bả vai thường có khá nhiều các biện pháp như: Thuốc Tây y, châm cứu, thuốc dân gian. Cụ thể bao gồm:

Điều trị bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị giảm đau khớp bả vai như: Paracetamol, ibuprofen, diclofenac... với tác dụng giảm đau nhanh chóng, chống viêm sưng, ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng tự ý vì có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp người bệnh bị chứng đau bả vai do các bệnh lý như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống cổ... thì cần phải tiến hành phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Người bệnh cần giữ sức khỏe thật tốt để có thể rút ngắn thời gian hồi phục.

Châm cứu, xoa ấn huyệt

Đây là một cách có tác dụng giảm nhanh chóng những cơn đau khớp bả vai, tăng cường phạm vi chuyển động của khớp và ít gây ra tác dụng phụ

Việc thực hiện châm cứu, xoa bóp ấn huyệt cần được thực hiện ở các phòng khám, khoa Đông Y bởi những nhân viên có kỹ thuật châm cứu, xoa ấn huyệt. Tuy nhiên những phụ nữ mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang áp dụng các liệu pháp chống đông máu thì không nên sử dụng phương pháp này.

dau-ba-vai
Chườm lạnh để giảm tình trạng đau nhức bả vai

Hướng dẫn các cách trị đau khớp bả vai hiệu quả

Đau khớp bả vai kéo dài ảnh hưởng đến quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây các giảng viên khoa Điều dưỡng của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ hướng dẫn các cách chữa đau bả vai tại nhà.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Sau quá trình hoạt động quá mức, chơi thể thao với cường độ lớn hoặc ở những người lớn tuổi thì nghỉ ngơi là việc làm cần thiết.

Trong thời gian nghỉ ngơi, bả vai sẽ được thư giãn và giảm dần đi các triệu chứng sưng viêm do bệnh gây ra. Tránh trường hợp hoạt động khớp vai liên tục sẽ khiến cho sụn khớp, dây chằng và các mô mềm xung quanh bị kích thích gây ra sưng, nhức.

Chườm lạnh

Thực hiện một cách dễ dàng tại nhà mà vẫn có thể giảm nhanh triệu chứng sưng nóng, đẩy lùi các triệu chứng đau nhức khó chịu.

Chườm lạnh trực tiếp lên bả vai trong khoảng 15 – 20 phút. Tần suất khoảng 2 lần/ ngày để giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm.

Chườm nóng

Cách này khá giống với chườm lạnh, tuy nhiên chườm nóng có tác dụng kích thích lưu thông máu và có thể giãn không gian ở khớp vai nhờ vào nhiệt độ ấm. Đây là một cách được khá nhiều người bệnh sử dụng.

Những cơn đau nhức bả vai thường xuất hiện sau khi ngủ dậy. Nên cách tốt nhất để hạn chế cơn đau xảy ra thì bạn nên thực hiện chườm nóng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện với trường hợp cơn đau nhức do thoái hóa khớp gây ra và không có triệu chứng sưng đỏ.

Sử dụng các thảo dược

Thêm một cách nữa để giảm cơn đau và các triệu chứng, đẩy lùi triệu chứng khó chịu của bệnh và ít gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe đó là sử dụng các thảo dược như ngải cứu, lá trầu không, vỏ quýt.

Sử dụng các thảo dược ở trên bằng cách sao vàng, bọc trong khăn vải và chườm trực tiếp lên vị trí vai bị đau nhức. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để những tinh chất từ thảo dược thẩm thấu vào vai.

Ngoài ra người bệnh có thể thực hiện một số bài tập co duỗi nhằm tác động đến vùng bả vai hoặc tiến hành massage.

Những thông tin trên đây nhằm giúp cung cấp cho các bạn về bệnh đau khớp bả vai. Nếu còn băn khoăn gì về hiện tượng này thì hãy hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp nhé. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của những người có năng lực chuyên môn.