Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các nguyên nhân dẫn đến tràn khí màng phổi tự phát?

Cập nhật: 26/02/2022 07:44 | Trần Thị Mai

Bệnh tràn khí màng phổi tự phát là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Dấu hiệu để nhận biết bệnh tràn khí màng phổi tự phát? Các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin về bệnh.

Các nguyên nhân dẫn đến tràn khí màng phổi tự phát?

Nguyên nhân gây ra bệnh tràn khí màng phổi tự phát

Tràn khi màng phổi tự phát là tình trạng bệnh xuất hiện đột ngột và không xác định được nguyên nhân. Theo thống kê trên thế giới tỉ lệ người mắc bệnh trong khoảng từ 1/215000 đến 1/67000.

Trên thực tế thì có 2 dạng tràn khí màng phổi tự phát như:

  • Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát: Dạng bệnh này thường gặp ở nam giới với tỉ lệ 75% với nguyên nhân chủ yếu là do các bóng khí bề mặt phổi bị vỡ.
  • Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát: Dạng bệnh này sẽ có tiên lượng xấu hơn và thường xảy ra ở những người tiền sử bệnh phổi như lao phổi, COPD, viêm phổi, xơ phổi kẽ lan tỏa..

Có thể thấy rằng rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khí màng phổi tự phát như:

Do lao: Bệnh lao diễn biến nhanh và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến gây tràn khí màng phổi do hình thành những ổ lao nằm rải rác ở bên trên bề mặt phổi và có thể bị vỡ ra bất cứ lúc nào.

Tràn khí màng phổi tự phát không do lao: Người bệnh đã mắc các bệnh lý như viêm phổi do phế cầu, hen phế quản, áp xe, ung thư phổi, giãn phế quản, khí phế thũng…

Bên cạnh đó còn có các đối tượng nguy cơ cao mắc tràn khí màng phổi tự phát như:

  • Giới tính: Nam giới sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Người thường xuyên hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá dễ gây nên các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là bệnh tràn khí màng phổi.
  • Di truyền: Trong gia đình có người thân mắc tràn khí màng phổi tự phát.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng phổi hoặc tràn khí màng phổi.

Ngoài ra  sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác dẫn đến tình trạng tràn khí màng phổi tự phát mà chưa được liệt kê ở trên. Bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng của bệnh tràn khí màng phổi tự phát

Dấu hiệu điển hình nhất là đau ngực dữ dội và xuất hiện khá đột ngột. Khi bị đau ngực thì người bệnh sẽ có cảm giác giống như bị dao đâm và không dám thở sâu vì như vậy sẽ làm gia  tăng mức độ đau. Bên cạnh đó thì ho khan dữ dội do xẹp phổi vì bị thiếu hụt không khí, điều này càng khiến bệnh nhân đau đớn hơn rất nhiều.

Khó thở, ngột ngạt cũng là những triệu chứng xuất hiện muộn hơn khi mắc bệnh tràn khí màng phổi tự phát. Trường hợp tỉ lệ tràn khí càng cao hơn so với thể tích phổi thì sự ảnh hưởng đến chức năng hô hấp càng lớn hơn, bệnh nhân sẽ khó thở nhiều.

Xuất hiện các triệu chứng khó thở, đau đớn, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, vã mồ hôi, lo âu, tinh thần hốt hoảng.. Tuy vậy cũng có những trường hợp mà không phát hiện các triệu chứng của bệnh.

Trường hợp bị tràn khí màng phổi tự phát nhẹ thì khí sẽ tự thoát ra ngoài theo hoạt động của phổi với các triệu chứng bệnh cũng dần dần được cải thiện. Còn nếu bệnh diễn biến nhanh hơn thì các triệu chứng sẽ nặng hơn như lồng ngực căng phồng, mắt híp, cổ bạnh…

Danh mục về triệu chứng của bệnh tràn khí màng phổi tự phát chưa được liệt kê đầy đủ. Do đó bạn cần chú ý sức khỏe và ngay khi có những triệu chứng bất thường thì đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

tran-khi-mang-phoi-tu-phat
Thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị tràn khí màng phổi tự phát hiệu quả

Để chẩn đoán chính xác bệnh thì bác sĩ cần thực hiện các kỹ thuật để chẩn đoán hình ảnh như: cắt lớp vi tính, chụp X-quang… Hoặc thực hiện một dố các xét nghiệm lâm sàng khác và có thể được thực hiện để  xác định nguồn gốc gây ra tràn khí màng phổi tự phát.

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán bệnh mà sẽ lựa chọn phương pháp điều trị, trong trường hợp màng phổi tự phát thì chỉ chiếm nhỏ hơn 15% thể tích bên phổi bị ảnh hưởng thì hầu như không cần dẫn lưu khí.

Còn trường hợp tràn khí màng phổi với thể tích lớn hơn 15% thể tích phổi bị ảnh hưởng thì cần thực hiện chọc hút dẫn lưu màng phổi với một số phương pháp như:

  • Kim nhỏ nối với bơm tiêm và ba chạc.
  • Catheter đặt vào khoang màng phổi.
  • Kim luồn nối với dây truyền dịch, bơm tiêm và ba chạc.

Trong trường hợp bệnh nhân không thể đáp ứng với phương pháp chọc hút khí màng phổi thì sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật mở màng phổi và đặt ống dẫn lưu theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài việc điều trị nội khoa thì người bệnh có thể dùng thêm các loại thuốc giảm đau, thuốc hỗ trợ chức năng phổi và đặt ống dẫn lưu sẽ được chỉ định. 

Sau khi phẫu thuật thì bệnh nhân hoàn toàn có chất lượng cuộc sống bình thường, tuy nhiên để đạt được mục tiêu thì người bệnh cần chú ý tuân thủ đúng theo phác đồ sau khi phẫu thuật, tập thể dục nhẹ nhàng tùy thuộc với tình trạng  sức khỏe, xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, trái cây, quả. Đồng thời cần giữ vệ sinh cá nhân tốt, nên giữ ấm và tránh nhiễm lạnh. Người bệnh cần hạn chế đến những nơi tập trung đông người có nhiều khói thuốc lá, hoạt động và làm việc với cường độ vừa phải không nên làm việc quá sức, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, khoa học với những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng sữa. Đặc biệt nên tái khám định kỳ để loại bỏ các yếu tố nguy cơ.

Hy vọng bài viết ở trên được Cao đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh chia sẻ ở trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh tràn khí màng phổi tự phát, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.