Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Thuốc Omeprazole là gì? Cách sử dụng thuốc như thế nào?

Cập nhật: 18/12/2020 14:54 | Thu Hương

Tác dụng của thuốc omeprazole là gì? Các sử dụng thuốc như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này.

Thuốc Omeprazole là gì? Cách sử dụng thuốc như thế nào?

Thuốc Omeprazple

Thuốc Omeprazple là gì? Có tác dụng như thế nào?

Thuốc Omeprazole được dùng để điều trị các rối loạn về dạ dày, thực quản như trào ngược axit, viêm loét dạ dày….Thuốc giúp làm giảm lượng axit do dạ dày tiết ra, giảm các triệu chứng ợ nóng, khó nuốt, ho dai dẳng, chữa lạnh tổn thương dạ dày, thực quản do axit, ngăn ngừa các vết loét, ngăn ngừa ung thư thực quản,…Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm  proton.

Nếu bạn bị bệnh ợ nóng thường xuyên xảy ra trong 2 hoặc nhiều ngày trong tuần thì sẽ không được kê đơn vì có thể phải mất từ 1-4 ngày thuốc mới phát huy tác dụng, thuốc không có tác dụng giảm ợ nóng ngay lập tức.

Vì vậy, đối với những loại thuốc không được kê đơn thì tốt nhất là bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sừ dụng để xem thuốc có phù hợp với nhu cầu của bạn, cơ thể bạn hay không.

Omeprazole có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang 5mg, 10mg, 20mg, 40mg.
  • Hỗn dịch 25mg, 2,5mg, 10mg.

Các sử dụng thuốc Omeprazole

Tùy vào tình trạng bệnh, loại bệnh mà bạn sẽ được bác sĩ kê đơn uống thuốc khác nhau. Nhưng thông thường thuốc được uống 1 lần mỗi ngày trước bữa ăn. Đối với người lớn liều lượng và thời gian điều trị được dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại. Đối với trẻ em, liều lượng uống thuốc được dựa trên cân nặng cơ thể. Bạn không nên tự ý tăng liều hoặc hạ liều sử dụng thuốc mà phải thông qua ý kiến của bác sĩ. Đối với các viên nén khi uống không nên nghiềm nát, làm vỡ hoặc nhai mà nên uống cả viên với  một ly nước.

Thuốc này có thể được uống cùng với các thuốc kháng axit khác như sucralfate. Bạn có thể uống omeprazole ít nhất khoảng 30 phút trước khi dùng sang thuốc sucrafate. Khi đang trong quá trình uống thuốc, để thuốc phát huy hết tác dụng thì bạn nên uống đều đặn, thường xuyên. Hãy cố gắng dùng thuốc trong cùng một thời điểm trong mỗi ngày. Tiếp tục duy trì thuốc kể cả khi bạn đã cảm thấy tốt hơn. Đối với những người tự chữa bệnh không được kê đơn thì được khuyến cáo là không nên uống thuốc quá 14 ngày cho đến khi có chỉ định của bác sĩ.

Nếu trong quá trình bạn tự điều trị mà cảm thấy bệnh tình trở nên xấu đi hoặc vẫn tiếp diễn thì hãy đến bệnh viện, hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa, điều trị kịp thời.

thuốc omepranzole

Liều dùng thuốc

Liều dùng thuốc cho người lớn

  • Người bị mắc bệnh loét tá tràng: dùng omeprazole 20mg mỗi ngày/ 1 lần trước bữa ăn điều trị trong vòng 4-8 tuần.
  • Người mắc bệnh loét dạ dày: dùng thuốc omeprazole 40mg mỗi ngày/ 1 lần trước bữa ăn trong vòng từ 4-8 tuần.
  • Người mắc bệnh loét thực thực quản do ăn mòn: dùng omeprazole 20mg mỗi ngày/ 1 lần trước bữa ăn. Tùy thuộc vào việc đáp ứng trên lâm sàng và khả năng dung nạp của bệnh nhân mà các bác sĩ có thể sẽ tăng liều lượng thuốc lên 40mg. Bệnh này được điều trị duy trì trong 12 tháng.
  • Người mắc hội chứng Zollinger – Ellison: dùng omeprazole 60mg mỗi ngày/ 1 lần hoặc tùy chỉnh sao cho phù hợp với từng người bệnh. Liều dùng có thể duy trì đến 120 mg 3 lần/ ngày. Liều dùng trên 80 mg mỗi ngày sẽ được chia thành các liều nhỏ để uống.
  • Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Lúc đầu nên dùng omeprazole 20mg uống mỗi ngày/ 1 lần trước bữa ăn trong vòng từ 4-8 tuần có thể tăng liều sử dụng lên đến 40mg/ ngày. Đối với liều duy trì, dùng 10-20mg mỗi ngày.
  • Người bị mắc bệnh đa u nội tiết: Ban đầu sử dụng 60mg uống mỗi ngày/lần trước bữa ăn. Liều duy trì có thể dùng lên đến 120mg 3 lần/ 1 ngày. Nếu dùng trên 80mg/ ngày thì bạn nê chia nhỏ liều dùng ra.
  • Người mắc bệnh tế bào mast hệ thống: Lúc đầu dùng 60mg/ 1 ngày trước bữa ăn. Liều duy trì có thể lên đến 120 mg chia uống 3 lần/ ngày. Liều dùng trên 80 mg mỗi ngày nên được chia thành các liều nhỏ.
  • Người mắc chứng khó tiêu: dùng omeprazole 20mg uống 1 ngày/ 1 lần, trước bữa ăn, trong vòng 14 ngày.

Liều dùng dành cho trẻ em

  • Trẻ sơ sinh bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): uống 0,7mg/kg/liều mỗi ngày 1 lần.
  • Đối với trẻ em từ 1-16 tuổi mắc bệnh GERD, loét, viêm thực quản được khuyến cáo liều dùng như sau:

+ Từ 5kg đến dưới 10 kg dùng 5mg mỗi ngày/ 1 lần.

+ Từ 10kg đến gần 20 kg dùng 10mg mỗi ngày/ 1 lần.

+ Trên 20 kg dùng 20 kg mỗi ngày/ 1 lần.

Liều thay thế: 1mg/kg/liều dùng 1-2 lần/ ngày.

  • Điều trị viêm loét dạ dày Helicobacter pylori cho trẻ em:

+ Từ 15 đến 30 kg dùng 10mg 2 lần/ ngày.

+ Trên 30 kg dùng 20 mg 2 lần/ ngày.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn cũng cần phải để ý đến những dấu hiệu có thể là do tác dụng phụ của thuốc tạo nên. Thuốc Omeprazole cũng vậy, dưới đây là một số triệu chứng cho biết bạn đang bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc:

  • Phát ban, khó thở, sưng mặt, môi lưỡi, họng;
  • Tiêu chảy nước hoặc có máu;
  • Hạ magie trong máu với những biểu hiện: chóng mặt, lú lẫn, nhịp tim nhanh, cơ giật cơ, bồn chồn, yếu cơ, nghẹt thởi, co giật,…
  • Sốt;
  • Nghẹt mũi, hắt hơi;
  • Đau bụng, đầy hơi; đau đầu.

Ngoài ra, bạn phải chú ý thêm những điều sau:

  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc bạn có bất kỳ phản ứng bất thường, dị ứng nào với các thành phần của thuốc thì bạn nên dừng uống ngay và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
  • Trẻ em từ 1-16 tuổi đã được nghiên cứu chứng minh là thích hợp để sử dụng thuốc. Đối với những trẻ em dưới 1 tuổi hoặc người cao tuổithì chưa được chứng minh rõ ràng nên bạn không nên tự ý cho bé uống thuốc.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai nếu muốn sử dụng thuốc thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
  • Hãy nói với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang uống và sử dung để tránh những tương tác xấu giữa các thuốc xảy ra có thể làm hại đến sức khỏe của bạn.

Trên đây Trường cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp những thông tin hữu ích về tác dụng cũng như cách sử dụng, liều dùng cảu thuốc omepranzole để các bạn tham khảo. Nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe bạn không nên tự ý mua thuốc về uống, để an toàn bạn nên đến thăm khám bác sĩ để có đơn thuốc chính xác.