Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Vastarel là gì?

Cập nhật: 29/05/2021 14:49 | Trần Thị Mai

Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về thuốc Vastarel dưới bài viết để hiểu rõ hơn tác dụng, cách dùng, liều lượng sử dụng, tác dụng phụ xảy ra, những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc... Theo dõi bài viết chi tiết để có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích.              

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Vastarel là gì?

Tác dụng của thuốc Vastarel

Vastarel thuộc nhóm thuốc chống đau thắt ngực với hoạt chất là trimetazidine.

Thuốc Vastarel thường được chỉ định điều trị các tình trạng bệnh như: cơn đau thắt ngực, tăng lưu lượng máu, điều hòa miễn dịch và chống ung thư.

Bên cạnh đó thuốc còn được dùng trong hỗ trợ điều trị rối loạn thị lực, giảm thiểu chứng chóng mặt, ù tai và các triệu chứng có liên quan đến vấn đề về mạch máu, điều trị tổn thương mạch máu ở võng mạc.

Ngoài ra thuốc Vastarel sẽ được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị cho các trường hợp khác chưa được liệt kê ở trên. Bạn đọc thắc mắc hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có lời giải đáp chi tiết.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc Vastarel người dùng nên đọc kỹ các thông tin in trên nhãn dán của sản phẩm.

Thuốc Vastarel được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên cần được sử dụng theo đường uống.

Nên dùng thuốc cùng với bữa ăn để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh. Tránh tình trạng kích ứng dạ dày xảy ra thì không nên sử dụng thuốc trước khi ăn.

Người sử dụng cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ để việc điều trị đem lại hiệu quả, tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Nên uống thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày để từ đó duy trì lượng thuốc trong cơ thể ở mức ổn định. Đồng thời tránh tình trạng quên liều xảy ra.

Trong quá trình dùng thuốc Vastarel nếu xảy ra các triệu chứng bất thường thì nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa biết để được điều chỉnh liều dùng phù hợp.

Liều dùng dành cho người lớn

Liều lượng sẽ phụ thuộc vào hàm lượng của thuốc mà chỉ định người bệnh dùng phù hợp hơn.

Đối với dạng viên nén bao phim 20mg

Liều dùng bình thường: Sử dụng uống 1 viên 20mg/ lần. Uống 3 lần/ ngày và cùng với bữa ăn.

Trường hợp bệnh nhân suy thận ở mức độ trung bình: Sử dụng liều 1 viên 20mg/ lần. Uống 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối cùng với bữa ăn.

Đối với dạng viên nén bao phim MR

Liều dùng bình thường: Sử dụng uống 1 viên 35mg/ lần. Uống 2 lần/ ngày và cùng với bữa ăn.

Trường hợp bệnh nhân suy thận ở mức độ trung bình: Sử dụng liều 1 viên 35mg/ lần. Uống 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối cùng với bữa ăn.

Liều dùng dành cho trẻ em

Hiện nay đối với trẻ dưới 18 tuổi chưa được nhà sản xuất nghiên cứu và công bố về liều dùng an toàn. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh không được tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa.

thuoc-Vastarel
Thuốc Vastarel gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh nên cần thận trọng trong quá trình sử dụng

Tác dụng phụ của thuốc

Người bệnh nếu dùng thuốc không đúng theo chỉ định có thể gặp phải các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ thần kinh

  • Thường xuyên bị đau đầu, chóng mắt.
  • Gặp phải các triệu chứng run, vận động chậm, tăng trương lực cơ (triệu chứng của bệnh Parkinson).
  • Bị rối loạn giấc ngủ.
  • Xuất hiện các rối loạn vận động có liên quan khác.

Tác dụng phụ ảnh hưởng đến tim

  • Trống ngực, hồi hộp.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Ngoại tâm thu.

Tác dụng phụ ảnh hưởng đến mạch

  • Tụt huyết áp thế đứng.
  • Tăng huyết áp động mạch.
  • Đỏ bừng mặt.

Tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày – ruột

  • Rối loạn tiêu hóa kèm theo các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn.

Tác dụng phụ ảnh hưởng đến da và mô dưới da

  • Bề mặt da nổi mẩn ngứa.
  • Mụn mủ toàn thân cấp tính, phù mạch.

Tác dụng phụ ảnh hưởng đến máu và hệ bạch huyết

  • Ban xuất huyết dẫn đến giảm tiểu cầu.
  • Bạch cầu hạt bị mất đi.

Nếu có bất cứ biểu hiện nào bất thường thì hãy thông báo với bác sĩ để được xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Tuy nhiên không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên, do đó người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe trong quá trình dùng thuốc.

Tương tác thuốc

Nhằm hạn chế tới mức tối đa tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng chung các loại thuốc trong điều trị bệnh thì tốt nhất bạn nên thông báo với bác sĩ danh sách những loại thuốc bạn đang dùng bao gồm cả được kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó thì tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng có thể làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc hoặc làm giảm hoạt động của thuốc, đặc biệt khi bạn có các vấn đề về sức khỏe như dưới đây thì cần thận trọng khi sử dụng:

  • Người mắc bệnh Parkinson.
  • Người đang trong quá trình điều trị tăng huyết áp.
  • Bệnh nhân suy thận ở mức độ trung bình.
  • Người lớn tuổi trên 75 tuổi.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc Vastarel vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Phụ nữ đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ cũng chưa có nghiên cứu chỉ ra thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó tốt nhất nhóm đối tượng này nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Thuốc chống chỉ định dùng trong các trường hợp:

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Suy thận nặng với độ thanh thải Creatinin < 30ml/ phút.
  • Người mắc bệnh Parkinson kèm theo các triệu chứng run rẩy hoặc mắc các rối loạn vận động khác.

Đọc kỹ các hướng dẫn bảo quản in trên nhãn dán của sản phẩm để có phương pháp cất giữ sau khi sử dụng đúng. Với thuốc Vastarel nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp, tuyệt đối không nên bảo quản ở trong phòng tắm hay ngăn đá tủ lạnh. Chú ý giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Trên đây là các thông tin được các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ về thuốc Vastarel hy vọng từ những chia sẻ đó bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn có thắc mắc về thuốc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.