Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tác dụng của Aztreonam là gì? Nên dùng Aztreonam như thế nào?

Cập nhật: 13/11/2020 09:57 | Trần Thị Mai

Thuốc Aztreonam là một trong những loại thuốc được dùng trong điều trị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Vậy thuốc có cách dùng ra sao và những điều gì cần phải lưu ý xuyên suốt quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể dưới bài viết để có thêm nhiều thông tin. Mời bạn đọc cùng theo dõi!    

Tác dụng của Aztreonam là gì? Nên dùng Aztreonam như thế nào?

Tác dụng của thuốc Aztreonam

Thuốc Aztreonam hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn nên thường được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi  khuẩn gây ra như viêm phổi, nhiễm trùng da hoặc mô mềm.

Bên cạnh đó thuốc cũng được dùng trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn phụ khoa do vi khuẩn gram âm hoặc bệnh lậu.

Ngoài ra thuốc sẽ còn được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh lý khác mà bác sĩ chỉ định, nếu bạn đọc thắc mắc hãy hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, chính xác.

Liều dùng và cách sử dụng

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc dạng dung dịch, thuốc tiêm nên sẽ được dùng để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Kháng sinh sẽ phát huy tốt hiệu quả nếu người bệnh duy trì dùng hàng ngày trong thời điểm nhất định. Điều này cũng hạn chế tình trạng quên liều.

Thường xuyên theo dõi cơ thể người bệnh trong quá trình dùng thuốc, nếu nhận thấy sự bất thường thì thông báo ngay với bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp hơn.

Liều dùng dành cho người lớn

  • Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị nhiễm trùng huyết

Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch với liều lượng 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ.

  • Dùng trong trường hợp điều trị cho người lớn bị nhiễm khuẩn

Sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng 1 – 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 8 – 12 giờ.

Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng thì nên tiêm tĩnh mạch với liều lượng 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ.

  • Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị sốt do giảm bạch cầu trung tính

Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch với liều lượng 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ.

  • Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị nhiễm trùng ổ bụng

Sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng 1 – 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 8 – 12 giờ.

  • Dùng trong điều trị cho trường hợp bị viêm phúc mạc

Sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng 1 – 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 8 – 12 giờ.

  • Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị viêm xương tủy

Sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng 1 – 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 8 – 12 giờ.

  • Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị viêm vùng chậu

Sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng 1 – 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 8 – 12 giờ.

  • Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị viêm phổi

Sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng 1 – 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 8 – 12 giờ.

  • Dùng trong trường hợp điều trị cho người viêm thận – bể thận

Sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng 1 – 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 8 – 12 giờ.

  • Dùng trong trường hợp bị nhiễm trùng  da hoặc mô mềm

Sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng 1 – 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 8 – 12 giờ.

  • Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị nhiễm trùng hoặc mô mềm

Sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng 1 – 2g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 8 – 12 giờ.

  • Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng 500mg – 1g. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 8 – 12 giờ.

thuoc-aztreonam
Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tương tác thuốc có thể xảy ra

Liều dùng dành cho trẻ em

  • Dùng trong điều trị cho trẻ bị nhiễm trùng ổ bụng

Trường hợp trẻ ít hơn 7 ngày tuổi và cân nặng dưới 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ ít hơn 7 ngày tuổi và cân nặng trên 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 8 giờ.

Trường hợp trẻ từ 8 - 30 ngày tuổi và cân nặng trên 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ từ 8 - 30 ngày tuổi và cân nặng dưới 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ từ 1 - 18 tuổi: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg/ kg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ. Liều lượng tối đa không vượt quá 2g/ liều hoặc 8g/ liều. 

  • Dùng trong điều trị cho trẻ bị viêm phổi

Trường hợp trẻ ít hơn 7 ngày tuổi và cân nặng dưới 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ ít hơn 7 ngày tuổi và cân nặng trên 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 8 giờ.

Trường hợp trẻ từ 8 - 30 ngày tuổi và cân nặng trên 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ từ 8 - 30 ngày tuổi và cân nặng dưới 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ từ 1 - 18 tuổi: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg/ kg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ. Liều lượng tối đa không vượt quá 2g/ liều hoặc 8g/ liều.

  • Dùng điều trị cho trẻ bị nhiễm trùng

Trường hợp trẻ ít hơn 7 ngày tuổi và cân nặng dưới 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ ít hơn 7 ngày tuổi và cân nặng trên 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 8 giờ.

Trường hợp trẻ từ 8 - 30 ngày tuổi và cân nặng trên 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ từ 8 - 30 ngày tuổi và cân nặng dưới 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ từ 1 - 18 tuổi: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg/ kg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ. Liều lượng tối đa không vượt quá 2g/ liều hoặc 8g/ liều.

  • Dùng điều trị cho trẻ bị nhiễm trùng da và mô mềm

Trường hợp trẻ ít hơn 7 ngày tuổi và cân nặng dưới 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ ít hơn 7 ngày tuổi và cân nặng trên 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 8 giờ.

Trường hợp trẻ từ 8 - 30 ngày tuổi và cân nặng trên 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ từ 8 - 30 ngày tuổi và cân nặng dưới 2000g: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Trường hợp trẻ từ 1 - 18 tuổi: Sử dụng tiêm tĩnh mạch 30mg/ kg. Khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ. Liều lượng tối đa không vượt quá 2g/ liều hoặc 8g/ liều.

thuoc-Aztreonam
Người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc trong quá trình dùng thuốc Aztreonam

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thì người dùng có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng gây ảnh hướng đến sức khỏe như:

  • Tiêu chảy nghiêm trọng có kèm máu.
  • Cơ thể bị sốt kèm theo đau họng hoặc có các phồng rộp, bong tróc.
  • Có các triệu chứng co giật và nhầm lẫn.
  • Cảm giác mê sảng, ngất xỉu;
  • Bề mặt da nhợt nhạt, cơ thể nhanh chóng bị suy nhược.
  • Dễ bị bầm tím hoặc có các chảy máu bất thường.
  • Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (hoặc mắt).

Một số các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn như:

  • Kích ứng dạ dày ở mức độ nhẹ.
  • Da người bệnh có các nóng đỏ hoặc ngứa râm ran.
  • Có các triệu chứng chóng mặt;
  • Tê, ngứa, hoặc cảm giác đau rát;
  • Ngứa hoặc tiết dịch âm đạo;
  • Đau, sưng, hoặc kích thích xung quanh các nơi tiêm thuốc.

Mặc dù vậy những triệu chứng ở trên chưa phải thông tin đầy đủ về tác dụng phụ của thuốc nên người bệnh cần theo dõi kỹ cơ thể và thông báo cho bác sĩ biếtbiểu hiện bất thường của cơ thể để xử lý kịp thời hoặc thay đổi liều dùng cho phù hợp hơn.

Tương tác thuốc

Quá trình tương tác thuốc xảy ra có thể làm gia tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ của thuốc hoặc hoạt động của thuốc không đạt hiệu quả cao. Khi sử dụng Aztreonam cần lưu ý khi dùng chung với các loại thuốc khác như:

  • Amikacin (Amikin);
  • Kanamycin (Kantrex);
  • Tobramycin (Nebcin, Tobi).
  • Gentamicin (Garamycin);
  • Streptomycin;
  • Neomycin (Mycifradin, Neo – Fradin, Neo – Tab);

- Bên cạnh đó cũng có những tình trạng sức khỏe của người bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thuốc. Hãy thông báo với bác sĩ biết nếu bạn có bất cứ bệnh lý nào.

  • Bệnh gan. 
  • Bệnh thận.

- Thuốc chống chỉ định với người mẫn cảm hoặc có dị ứng với các thành phần của thuốc.

Trên đây là các thông tin tham khảo về thuốc Aztreonam được các giảng viên Cao đẳng Y Dược chia sẻ, hy vọng từ những chia sẻ đó bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn có thắc mắc về thuốc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.