Thuốc Panadol có tác dụng hạ sốt, giảm đau
Tác dụng của thuốc Panadol
Thuốc Panadol có chứa paracetamol, một chất giảm đau, hạ sốt. Thuốc có thể điều trị hiệu quả các triệu chứng: Đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp….
Panadol là bao gồm thành phần chính là: Paracetamol, caffeine thuộc nhóm dược lý có khả năng: giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Tên gọi khác của thuốc panadol: Acetaminophen.
Dạng bào chế thông dụng hiện nay của thuốc Panadol trên thị trường : Viên nang, viên nén giải phóng kéo dài, viên nén bao phim, thuốc đạn, dung dịch treo, gói để pha dung dịch.
Về mặt dược động học, hợp chất Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Vì vậy, trong quá trình chúng ta ăn uống, thực phẩm có thể tác động đến viên nén giải phóng kéo dài và chất thuốc này sẽ được hấp thu chậm một phần cùng những thực phẩm giàu carbon hydrat.
- Sau khi uống với liều điều trị, nồng độ đỉnh huyết tương đạt trong vòng 30-60 phút, thuốc được phân bổ nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể.
- Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
- Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể.
- Chuyển hoá: Hợp chất Paracetamol sẽ tiến hành chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N – acetyl benzoquinonimin là chất trung gian. Hợp chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.
- Thải trừ: Loại biệt dược này sẽ được đào thải chủ yếu qua đường tiết niệu, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.
- Paracetamol (acetaminophen hay N – acetyl – p – aminophenol) là một hợp chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là một dạng thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin ( trừ điều trị viêm).
- Ngoài giảm đau, thuốc panadol còn có công dụng làm hạ nhiệt độ khi bị sốt, nhưng lại rất ít khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc có thể tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
- Paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày, không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
Chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng thuốc panadol
Những trường hợp chỉ định:
- Điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
- Giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh.
- Có thể thay thế thuốc salicylat để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt.
- Thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt
Những trường hợp chống chỉ định :
- Người bị thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, hoặc gan.
- Người quá mẫn với paracetamol.
- Người thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
Hãy sử dụng thuốc đúng liều để đạt hiệu quả tốt nhất
Liều dùng của thuốc
– Đối với người lớn:
+ Sử dụng viên nén hoặc viên nén sủi bọt: bạn uống 1-2 viên mỗi 4-6 giờ, tối đa 8 viên 1 ngày.
+ Thường được dùng cho những cơn đau nặng hơn với liều 1-2 viên nén mỗi 4-6 giờ, tối đa 4000 mg/520 mg (acetaminophen/caffeine).
+ Với dạng thuốc đặt trực tràng, bạn đặt 650 mg mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 3900 mg trong 24 giờ,
– Đối với trẻ em:
+ Trẻ dưới 12 tuổi, bạn không nên dùng Panadol Extra.
+ Liều cho trẻ từ 12 tuổi trở lên được tính dựa vào cân nặng của trẻ. Bạn cho trẻ uống 10-15 mg/kg mỗi 4-6 giờ, tối đa 60 mg/kg/ngày.
+ Mỗi lần dùng thuốc cách nhau 4 giờ, dùng không quá 4g/ngày.
Tác dụng phụ của thuốc Panadol
- Giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn, dị ứng da, nổi ban đỏ, phình mạch;
- Mắc phải hội chứng Stevens Johnson, co thắt phế quản, bất thường gan, viêm gan,...
Uống panadol nhiều có hại không ?
Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hại đến sức khỏe:
- Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: Khi sử dụng liều cao Aspirine, thuốc kháng viêm không steroidal có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa trên tạo nên sự viêm loét, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Điều đó thường gây ói mửa, sụt cân,...trong khi sử dụng liều cao ibuprofen trong ba ngày có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, đau dạ dày…
- Nghiện thuốc: Những loại thuốc giảm đau liều cao như hydrocodone quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc.
- Huyết áp cao: phụ nữ sử dụng những loại thuốc giảm đau không chứa Aspirine có nguy cơ mắc phải tình trạng bị huyết áp cao gấp hai lần.
- Gãy xương: Thuốc giảm đau opioids có thể làm tăng tần suất gãy xương ở người trên 60 tuổi, nhất là khi sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng lớn hơn 50mg.
- Thuốc giảm đau gây tổn thương gan:Thuốc giảm đau panadol khi sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng. Triệu chứng khi gan bị tổn thương là: chán ăn, buồn nôn,... Nếu không được điều trị kịp thời có thể làm suy giảm chức năng gan và thậm chí có thể gây tử vong.
- Thuốc giảm đau gây tổn thương thận: Khi sử dụng những loại thuốc giảm đau chứa thành phần Paracetamol và ibuprofen quá nhiều sẽ dẫn đến tổn thương thận một cách nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin cụ thể về thuốc Panadol do Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp. Tất cả những kiến thức này đều chỉ mang tính tham khảo, để an toàn bạn vẫn nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ điều trị.