Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD-ĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng về hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Theo văn bản này thì giáo dục Trung học phổ thông thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ; với môn Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc (theo chương trình 7 năm) và Tiếng Đức, Tiếng Nhật (theo chương trình Đề án thí điểm).
Đối với thí sinh thuộc hệ Giáo dục Thường xuyên thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.
Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn; đề thi các môn Ngoại ngữ có 2 phần: viết và trắc nghiệm.
Một số đặc điểm nổi bật của đề thi Vật Lý năm nay (xét mã đề 825):
50% số câu trong đề thi là các kiến thức rất cơ bản phân bố tương đối đều trong chương trình vật lý 12. Trong đó, có 06 câu dễ (11,26,27,30,48) thuộc phần dòng điện xoay chiều làm cho nhiều thí sinh đỡ “sợ” phần này hơn. Các câu hỏi kiểm tra về tính chất sóng của ánh sáng (4,10,22,23,37,42), lượng tử ánh sáng (16,29,33), vật lý hạt nhân (6,24,25,36) đều là những câu hỏi mà học sinh có thể làm nhanh. Như vậy, với mục tiêu đạt 5-6 điểm môn vật lí thì thí sinh có thể hài lòng với đề thi này.
Khoảng 30-40% số câu dùng để chọn được học sinh khá, giỏi vật lí vẫn là các nội dụng liên quan đến vật lí cổ điển thuộc phần cơ học và dòng điện xoay chiều. Câu 5, 7, 13, 14, 17, 20, 32, 35, 45, 47 đỏi hỏi học sinh tập trung, phân tích, tính toán cẩn thận và đây cũng là những câu tương đối khó.
Một số câu hỏi có thể làm cho học sinh khó tìm được phương án trả lời đúng nếu không hiểu đúng bản chất vật lí của nội dung đề cập tới trong đề bài cụ thể là:
Câu 41, 46 kiểm tra khả năng phân tích đồ thị của đại lượng vật lí biến thiên điều hòa.
Câu 9 yêu cầu học sinh xác định rõ lực kéo về và lực đàn hồi.
Câu 7, 47 học sinh cần phân biệt rõ giữa hai khái niệm vần tốc và tốc độ.
Câu 49, 43 có nội dung liên quan nhiều tới kiến thức vật lý lớp 10, 11.
Câu 17 là lý thuyết mà câu học sinh dễ nhầm nếu không hiểu rõ đặc trưng cơ bản của laze.
So với đề thi các năm trước, đề thi năm nay có hai câu với ý tưởng mới mẻ là câu 1 và câu 44. Câu 1 kiểm tra hiểu biết của học sinh về dụng cụ thí nghiệm. Những học sinh chưa từng được làm thí nghiệm khi hỏi về đồng hồ đa năng hiện số thì quả thật là khó khăn. Trong khi đó, câu 44 là một câu hỏi về đặc trưng vật lí của âm liên quan đến kiến thức về nhạc lý cơ bản khá thú vị.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ cập nhật đáp án chính thức của Bộ giáo dục và Đào tạo môn Vật lý tất cả các mã đề 368, 419, 547, 726, 859, 931 để thí sinh và phụ huynh có thể tiện theo dõi.
Đáp án chính thức môn Vật Lý kỳ thi tốt nghiệp THPT 2019 của Bộ Giáo dục: