Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đáp án môn Địa lý kỳ thi THPT Quốc gia 2014 đầy đủ

Cập nhật: 24/03/2020 15:12 | Nhâm PT

Chiều ngày 3/6, các thí sinh trên cả nước đã kết thúc ngày thi thứ 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 với môn Địa lý. Theo đó, môn Địa lý thí sinh sẽ làm bài thi trong khoảng thời gian là 90 phút theo hình thức tự luận.

Đáp án môn Địa lý kỳ thi THPT Quốc gia 2014 đầy đủ

 

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD-ĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng về hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Theo văn bản này thì giáo dục Trung học phổ thông thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ; với môn Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc (theo chương trình 7 năm) và Tiếng Đức, Tiếng Nhật (theo chương trình Đề án thí điểm).

Đối với thí sinh thuộc hệ Giáo dục Thường xuyên thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.

Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn; đề thi các môn Ngoại ngữ có 2 phần: viết và trắc nghiệm.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, chậm nhất ngày 18/6/2014 các Sở GD-ĐT phải báo cáo sơ bộ kết quả chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp và cơ sở dữ liệu của kỳ thi. Sau khi báo cáo Bộ GD-ĐT, Giám đốc sở GD-ĐT công bố kết quả tốt nghiệp và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết danh sách tốt nghiệp và cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho thí sinh.

Theo đánh giá của các giáo viên có chuyên môn cũng như các thí sinh dự thi, đề thi Địa lí năm nay khá trọng tâm và bám sát chương trình học, đặc biệt tiếp tục khơi gợi tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc thông qua câu hỏi gắn với chủ đề biển đảo.

Đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Địa lý năm 2014 dễ hơn so với năm 2013, đảm bảo bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn, không đòi hỏi học sinh phải học thuộc bài nhiều, chỉ cần xác định đúng yêu cầu của đề thi và vận dụng tốt các kỹ năng địa lý kết hợp với sử dụng Atlat Địa lý là có thể làm bài đạt điểm cao. Đề thi năm nay có nhiều điểm mới, đề cập đến vấn đề biển đảo, mang tính thời sự nóng bỏng của nước ta hiện nay. Đây là nội dung rất hay và cần thiết, đáp ứng được sự kỳ vọng của tất cả giáo viên, học sinh cũng như người dân cả nước. Qua đó, khơi gợi được tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức về chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tuy nhiên, học sinh cần phải có khả năng tư duy, phân tích tốt, lập luận sắc sảo và có căn cứ đúng đắn thì mới đạt điểm tối đa.

Nhiều thí sinh nhận định đề thi năm nay tương đương với mức của năm trước tuy hơi dài. Đề thi môn Địa lý được nhận xét không quá lắt léo, kiến thức gói trọn trong chương trình ôn tập của nhà trường, để đạt được điểm khá không khó. Nhiều thí sinh nộp bài trước thời gian kết thúc buổi thi. Tuy nhiên nhiều thí sinh tại đây cho biết phải tận dụng hết 90 phút mới làm hết bài thi môn Địa lý.

Tại HĐT trường Phan Đình Phùng, Lê Quý Đôn, Thành Sen cũng cho biết: Đề thi tốt nghiệp môn Địa lý năm nay cũng có phần bất ngờ. Phần lý thuyết khá nhiều, khiến thí sinh đôi phần bối rối tìm cách xử lý đề ngay những phút đầu tiên. Dù có sự hỗ trợ đắc lực của cẩm nang duy nhất được phép mang vào phòng thi là Atlat Địa Lý Việt Nam, thế nhưng nhiều bạn còn chưa biết cách khai thác tối đa hiệu quả.

Đáp án đề thi tốt nghiệp môn Địa lý năm 2014 của thầy cô giáo và đáp án chính xác của Bộ GD&ĐT được ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược HCM cập nhật nhanh nhất.

Đáp án môn Địa lý kỳ thi THPT Quốc gia 2014

Câu I (2,0 điểm)

- Các bộ phận của vùng biển nước ta gồm có: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Với diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông.

  •  Vùng nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở.
  •  Vùng lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, với chiều rộng 12 hải lí. 
  •  Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Chiều rộng của vùng lãnh hải nước ta rộng 12 hải lí tính từ ranh giới vùng lãnh hải.
  •  Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải tạo thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, các nước khác được đặt ống dẫn dầu, cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay…được tự do hoạt động theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
  • Vùng thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, có độ saau khoảng 200 m hoặc hơn nữa.

- Biển nước ta là vùng biển rất đa dạng và phong phú về tài nguyên hải sản và khoáng sản, đặc biệt nhiều loại có trữ lượng lớn:

Tài nguyên khoáng sản:

  •  Dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn và có giá trị cao. Nước ta đã và đang khai thác một số mỏ dầu, trong tương lai việc thăm dò tiếp tục được triển khai nhằm đáp ứng ngày càng lớn nhu cầu về năng lượng của quốc gia và khu vực.
  •  Khoáng sản Titan với trữ lượng lớn phân bố dọc ven biển, chủ yếu ở Trung Bộ là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp.
  •  Ngoài ra còn phải kể đến các tài nguyên khoáng sản khác như: cát dùng làm vật liệu xây dựng và cát làm thủy tinh; muối với trữ lượng lớn phân bố dọc khắp bờ biển nước ta.

Tài nguyên hải sản:

  •  Biển Đông là vùng biển với hệ sinh thái đặc trưng cho hệ sinh thái biển nhiệt đới giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao.
  •  Thành phần loài có: trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài nhuyễn thể và sinh vật phù du…
  •  Có nhiều loài quý hiếm với giá trị kinh tế cao như: hải sâm, cá ngừ, cá thu, cá trình, tôm hùm…

Câu II (3,0 điểm)
1. Phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù  là đảo rất nhỏ của nước ta: Bởi vì các đảo của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước cả về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng:

Về kinh tế - xã hội:

  •  Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực,…, nuôi trồng hải sản: tôm sú, tôm hùm…, cũng như các loại đặc sản: bào ngư, tổ yến…
  •  Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, đông lạnh…
  •  Giao thông vận tải biển.
  •  Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch.
  •  Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo.

Về an ninh quốc phòng:

  •  Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
  •  Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
  1. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta:
  •  Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005).
  •  Năng suất lúa tăng mạnh (hiện nay đạt khoảng 49 tạ/ha/vụ) do áp dụng tiến bộ KHKT, thâm canh tăng vụ...
  •  Sản lượng lúa tăng từ 11,6 triệu tấn năm 1980 lên 36 triệu tấn năm 1990.    
  •  Từ chỗ sản xuất không đủ nhu cầu trong nước thì đến nay nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới  (3 – 4 triệu tấn/ năm).
  •  Lúa được gieo trồng nhiều nhất ở ĐB sông Cửu Long, ĐB sông Hồng và ĐB duyên hải miền Trung.

Năng suất lúa những năm gần đây tăng mạnh là do:

  •  Người dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật: từ khâu chọn giống di truyền, cho tới sử dụng máy móc trong quá trình trồng trọt;
  •  Áp dụng các hình thức thâm canh tăng vụ, xen canh gối vụ,...
  •  Công tác thủy lợi được đảm bảo;
  •  Sự quan tâm đầu tư từ chính sách nhà nước.

Câu III (3,0 điểm)

  1. Vẽ biểu đồ:Học sinh vẽ biểu đồ cột; Yêu cầu cần đảm bảo được:

- Vẽ chính xác cột ghép trên cùng một hệ trục, mỗi cột thể hiện cho một vùng.

- Chú ý khoảng cách các năm.

- Biểu đồ phải có chú giải và tên biểu đồ đầy đủ.

  1. Nhận xét:
  •  Giá trị sản xuất nông nghiệp của hai đồng bằng (sông Hồng và sông Cửu Long) đều tăng qua các năm (dẫn chứng).
  •  Trong đó đồng bằng sông Cửu Long có giá trị sản xuất nông nghiệp lớn hơn (dẫn chứng).
  •  Giá trị sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn (dẫn chứng).
  •  ĐB sông Hồng: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 24,1 nghìn tỉ đồng năm 2005 lên 29,1 nghìn tỉ đồng năm 2010, và tăng đều qua các năm.
  •  ĐB sông Cửu Long có giá trị sản xuất cao hơn và tăng nhanh hơn ĐB sông Hồng (dẫn chứng).

Giải thích:

- ĐB sông Cửu Long có nhiều lợi thế hơn ĐB sông Hồng về phát triển nông nghiệp:

  •  Là vùng đồng bằng lớn nhất cả nước với diện tích khoảng 4 triệu ha và được phù sa màu mỡ bồi đắp.
  •  Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nguồn nước dồi dào.
  •  Có vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên; Có nhiều cửa sông, bãi triều.
  •  Đồng bằng có những thuận lợi nhất định đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm (vịt).
  •  Là khu vực được nhà nước ưu tiên phát triển nông nghiệp hàng đầu cả nước

- ĐB sông Hồng: Diện tích đất trong nông nghiệp đang bị suy giảm mạnh cả về diện tích và chất lượng do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội diễn ra mạnh mẽ.

Câu IV (2,0 điểm)

  1. Quốc lộ 1 đi qua những vùng kinh tế: 
  •  Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
  •  Vùng ĐB sông Hồng
  •  Vùng Bắc Trung Bộ
  •  Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
  •  Vùng Đông Nam Bộ
  •  Vùng ĐB sông Cửu Long
  1. Quốc lộ 1 là tuyến đường quan trọng nhất trong hệ thông giao thông của nước ta vì:
  •  Đây là tuyến đường giao thông xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta;
  • Là tuyến đường huyết mạch gắn kết các vùng giàu tài nguyên, hầu hết trung tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú; 
  •  Là tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước.