Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2011

Cập nhật: 11/04/2020 22:23 | Trần Thị Mai

Mời các em học sinh, phụ huynh cùng quý thầy cô theo dõi đề thi chính thức môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi thi tốt nghiệp THPT năm 2011.

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2011

Theo đó vào chiều ngày 4/6, các thí sinh sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2011 − Giáo dục trung học phổ thông. Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề. Bắt đầu làm bài từ 14 giờ 30 phút.

Đề thi môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2011:

2011-de-thi-mon-lich-su

Đề ra theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có nhiều ý gợi mở. Đề không yêu cầu thí sinh ghi nhớ máy móc mà trên cơ sở những sự kiện Lịch sử rút ra những nhận xét theo sự hiểu biết của bản thân thí sinh. Đề thi sử không bắt buộc thí sinh học thuộc lòng mà phải nắm chắc kiến thức đã học trong chương trình. Câu 1 và câu 2 khá dễ. Còn câu 3 và câu 4 có nhiều phần mở rộng, phân tích, liên hệ thực tế.

Phần Lịch sử thế giới, đề ra vào nội dung kinh tế Nhật Bản từ 1952 đến 1973 và yêu cầu thí sinh nêu nguyên nhân của sự phát triển đó. Nội dung này không yêu cầu học sinh liên hệ vì vậy những học sinh trung bình, học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa có thể đạt điểm tối đa.

Các bạn có khá nhiều bạn thắc mắc về cách trình bày môn Lịch Sử. Nhiều bạn đang lưỡng lự không biết khi trình bày môn Lịch Sử thì nên trình bày thành một bài văn ngắn hay là gạch ý để viết.

Theo kinh nghiệm, chia sẻ của nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm chuyên môn Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn  thì khi trình bày bài thi môn Lịch Sử thì tôt nhất là các bạn nên viết thành một bài văn ngắn. Mỗi câu trong đề thi thì các bạn trình bày thành một bài văn ngắn, có mở bài, thân bài và kết bài, nói chung là giong như trình bày một bài văn.

Khi trả lời câu hỏi trong đề thi thì các bạn tránh trả lời trực tiếp vào luôn câu hỏi mà cần phải có sự dẫn dắt câu hỏi ở phần mở bài, trong phần thân bài- đây là phần chính để giải quyết câu hỏi, trong phần này thì các bạn cần phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, kết thúc mỗi ý thì các bạn xuống hàng và thụt vào đầu hàng một hay hai ô gì đó để phân biệt với các ý khác, các bạn phải nhớ là cần phải tách đoạn ở phần thân bài sau khi hoàn thành một ý, không được viết một mạch từ đầu đến cuối mà không tách đoạn, ở phần kết bài - phần này là phần để kết thúc vấn đề, các bạn cần phải tổng kết lại những cái mà các bạn đã trình bày ở phần thân bài, ở phần này thì các bạn cần liên hệ với thực tiễn một chút, như vậy bài làm của các bạn phong phú hơn.

Môn Sử không đơn thuần chỉ là một môn học bài, luôn bám vào sách vở mà môn này luôn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Vì vậy mà khi trình bày bài thi các bạn cần liên hệ với thực tiễn để làm của mình sinh động hơn. Khi mà các bạn trình bày bài thi của mình thành một bài văn ngắn thì giám khảo chấm thi sẽ đánh giá cao năng lực trình bày một vấn đề lịch sử của các bạn, bài làm của các bạn sẽ chiếm được cảm tình ngay lúc đầu đối với giám khảo.

Cần chú ý học kỹ các bài Tổng kết để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vấn đề. Tất cả những kiến thức, vấn đề và sự kiện lịch sử cốt lõi nhất, nổi bật nhất, những bài học, những giá trị lịch sử… đều hiện hữu trong các bài Tổng kết - bài học mà phần lớn học sinh khi ôn thi tự luận thường bỏ qua không để ý.

Những năm gần đây, đề thi Lịch sử thường có những câu hỏi liên quan đến thực tiễn, đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết cơ bản về các vấn đề xã hội để từ đó suy luận, lý giải, rút ra bài học…, do đó các thí sinh nên chủ động và theo dõi cập nhật các tin tức thời sự có liên quan đến môn học.

Ban tư vấn của nhà trường muốn nhấn mạnh với điểm này: Những câu hỏi đã ra năm trước, có thể năm sau không lặp lại. Nhưng nội dung vẫn có thể hỏi ở góc độ khác. Vì vậy, các bạn phải học kiến thức toàn diện, có hệ thống, tuyệt nhiên không học tủ, học lệch. Một lưu ý nữa, trong hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, chương trình có thể giảm tải kiến thức. Nhưng trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH thì không giảm nên các bạn phải phải học trọn chương trình. Tuy nhiên, môn Lịch Sử sẽ trở nên lý thú và dễ học nếu bạn siêng một chút và học có hệ thống để nắm được các ý chính, nắm được cái “khung”, cái “sườn” của nó.

==>> Click để xem đáp án môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT năm 2011: Tại đây!!