Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi chính thức môn Hóa học THPT Quốc Gia 2018

Cập nhật: 05/03/2020 14:23 | Nhâm PT

Dưới đây là đề thi chính thức môn Hóa học kỳ thi THPT quốc gia 2018 mà Bộ GD&ĐT vừa mới công bố do ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp.

Đề thi chính thức môn Hóa học THPT Quốc Gia 2018

 

Đề thi chính thức môn Hóa học THPT quốc gia 2018: Mã đề: 202

Đề thi chính thức môn Hóa học THPT quốc gia 2018

Đề thi chính thức môn Hóa học THPT quốc gia 2018

Đề thi chính thức môn Hóa học THPT quốc gia 2018

Đề thi chính thức môn Hóa học THPT quốc gia 2018

Nhận xét chung về đề thi THPTQG môn Hóa học 2018

Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ tổng hợp đầy đủ những nhận xét của các chuyên gia. giảng viên dạy Hóa học đến các em thí sinh

Ngay sau buổi thi môn Hóa học trong tổ hợp Khoa học tự nhiên kỳ thi THPT quốc gia 2018, các chuyên gia, giảng viên uy tín đã đưa ra nhận xét về đề thi năm nay.

Theo giáo viên dạy Hóa học, các câu hỏi cực khó của đề thi THPT quốc gia 2018 môn Hóa học bắt đầu từ câu 73 - 80 đòi hỏi thí sinh phải biết tư duy cao mới làm được hết.

Cũng như đề thi năm 2017, độ khó của các câu hỏi được xếp theo thứ tự tăng dần về độ khó, nhưng đề thi năm nay tính phân loại cao hơn. Để đạt điểm 8 – 10 thì học sinh phải xếp loại học lực giỏi và hiểu bản chất vấn đề, biết đan xen giữa kiến thức cơ bản, vận dụng và vận dụng cao mới có thể đạt được.

Phạm vi ra đề bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12, nhưng trọng tâm là kiến thức lớp 12 (chiếm khoảng 80%). Các câu hỏi lớp 11 (chiếm khoảng 20% phân bổ đều các chương. Ví dụ, chương sự điện li có 1 câu, chương Nitơ có 1 câu, chương cacbon-silic 3 câu, chương hidrocacbon 2 câu và chương ancol-phenol 1 câu.

40 câu trong đề thi được phân bố 1 cách rất hợp lý theo mức độ từ dễ đến khó và rất khó như sau:

12 câu đầu dễ, ở mức độ nhận biết, tương đương 5 câu đầu trong Ai là triệu phú. Học sinh nào không kiếm được đủ điểm ở phần này hoặc phải dùng quyền trợ giúp thì quả là hơi yếu.

20 câu tiếp theo vẫn còn dễ nhưng có thách thức hơn một chút, ở mức độ thông hiểu và tăng độ khó so với đề năm ngoái. Các câu hỏi vận dụng và câu hỏi thông hiểu xen kẽ nhau. Đây là phần lấy điểm chủ yếu của các bạn.

8 câu hỏi cuối là câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, được đánh giá là lạ và rất khó. Ví dụ như câu 73, 74. Những câu hỏi chưa từng xuất hiện trong các đề thi. Nhưng câu hỏi tổng hợp về este, peptit, cũng như kim loại, H+ và NO3-. Các câu hỏi này chính là những câu hỏi để phân loại học sinh khá và giỏi. Phổ điển phổ biến năm nay sẽ rơi vào mức điểm 5-6. Sẽ hiếm có điểm 9,5-10.

Có thể đánh giá một cách tổng quan là đề thi THPT QG năm nay khó hơn đề năm ngoái. Tính toán nhiều hơn, cần phải cẩn thận đọc kỹ đề hơn, ko dùng nhiều máy tính Casio như đề năm trước. Năm nay học sinh hoàn toàn phải hiểu bản chất mới làm được bài. Các phương án gây nhiễu đáp án cũng khó phát hiện ra hơn, tránh khoanh bừa đáp án mà vẫn đạt điểm trong kỳ thi.

Quý độc giả có thể xem phân tích cụ thể của TS Vũ Anh Tuấn, nguyên chuyên viên cao cấp môn Hoá học dưới đây:

Mặc dù có 24 mã đề thi riêng biệt, nhưng chỉ có 08 Đề thi với 03 cặp mã trùng hợp như sau:

Các mã đề 201 – 202 – 203 – 204 – 205 – 206 – 207 – 208.

Các mã đề 209 – 210 – 211 – 212 – 213 – 214 – 215 – 216.

Các mã đề 217 – 218 – 219 – 220 – 221 – 222 – 223 – 224.

Các mã đề 201 – 209 – 217 là cùng một đề thi…

Các đề thi có cấu trúc và nội dung tương tự Đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phổ biến trong năm học.

Tổng số 40 câu trong các đề thi được sắp xếp từ dễ đến khó (từ mức độ năng lực nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng -> vận dụng cao) theo tỷ lệ 30% – 30% – 40%.

Cụ thể: Từ câu 41 -> 52 đều ở mức độ năng lực nhận biết (chiếm 30%); các câu ở mức độ thông hiểu chiếm 30%; các câu ở mức độ vận dụng chiếm 20% và vận dụng cao chiếm 20%. Các câu hỏi ở mức độ năng lực thông hiểu sử dụng kĩ thuật “đếm số mệnh đề đúng” nhiều (từ 3 – 5 câu). Phần lớn các câu hỏi trong các đề khác nhau đều có tâm điểm, chỉ khác nhau về cách hỏi, chất hóa học được chọn, tình huống phản ứng v.v…

Ví dụ: Muối axit được chọn trong 4 phương án là NaHS, KHS, NaHSO4, KHSO4, Na2HSO4… hoặc chọn muối trung hòa trong tập hợp với 3 muối axit…

Điện phân hỗn hợp Cu(NO3)2 + NaCl hoặc CuSO4 + NaCl …Yếu cầu tính t (thời gian điện phân), m (khối lượng hỗn hợp hoặc KOH), số mol Cu2+

Các câu hỏi ở mức độ năng lực vận dụng cao nhiều quá (từ câu 73 đến 80 chiếm 20%). Phần lớn các câu này đều có bản chất là tự luận (phần dẫn quá dài và rắc rối) không phù hợp với hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Số lượng câu hỏi có nội dung nguyên kiến thức lớp 11 là 6 câu, khoảng 15%, ngoài ra kiến thức lớp 11 còn tích hợp vào câu hỏi với kiến thức lớp 12, nhưng tổng số câu hỏi có nội dung kiến thức lớp 11 chiếm không quá 20%.

Mức độ khó của đề thi cao hơn so với năm 2017, mặc dù nhiều câu có dạng và nội dung quen thuộc nhưng mức độ lắt léo tăng lên, đặc biệt độ khó của câu hỏi không phải là kiến thức hóa học mà là các tình huống giả định phi thực tế. Vì vậy, đề hoàn toàn không phù hợp với thời gian làm bài 50 phút.

Đề thi môn hóa học nhưng thiếu vắng các câu hỏi có tính thực tiễn, có rất nhiều chất hóa học được ứng dụng trong thực tế như: Chlorine Ca(ClO)2, monocloramin NH2Cl (chất tẩy trùng), metyl salixylat (thuốc xoa bóp giảm đau), aspirin, paraxetamol (thuốc giảm sốt)... nhưng không được đề cập trong đề thi.

>>Xem đáp án chính thức môn Hóa học THPT quốc gia 2018