Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi chính thức môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia 2018

Cập nhật: 04/03/2020 12:00 | Nhâm PT

Dưới đây là đề thi chính thức môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2018 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố.

Đề thi chính thức môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia 2018

Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ cập nhật đề thi, gợi ý đáp án và nhận xét chung về đề thi THPTQG môn Văn 2018.

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT sẽ phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.

Đề thi môn Ngữ Văn kỷ thi THPT Quốc gia 2018 được chia làm 2 phần, đọc hiểu và làm văn. Trong phần đọc hiểu được chia làm 4 câu hỏi, phần làm văn có 2 câu hỏi thời gian làm bài 120 phút. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ra đề thi theo nội dung chương trình học, bám sát cấu trúc, mức độ đề thi của kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Dưới đây là đề thi chính thức môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2018 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

Đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2018:

Đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2018

Gợi ý đáp án và nhận xét chung về đề thi THPTQG môn Văn 2018

Nhận xét chung

Đề thi gồm có 2 phần:

Phần 1: Đọc hiểu. Phần này sẽ chiếm 30% tổng số điểm.

Phần 2: Làm văn. Phần này chiếm 70% tổng số điểm bài thi.

  1. Đọc hiểu

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do

Đề thi khá hay ở chỗ trong phần đọc hiểu đã đề cập đến đoạn thơ lay động của nhà thơ Nguyễn Duy, qua đó đề cập đến tiềm lực của đất nước và tiềm lực tự nhiên, trong đó có tiềm lực tự nhiên còn ngủ yên. Điều này vừa có tính thời sự vừa khơi dậy ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ, của mỗi người trong việc phát triển và đánh thức tiềm lực của đất nước, về lòng yêu nước trong mỗi cá nhân trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Nhìn chung, đề thi THPTQG môn Ngữ Văn của Bộ Giáo dục & Đào tạo được công bố vào ngày 25/06/2018 là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao. Vì vậy, học sinh cần cố gắng hơn rất nhiều mới có thể đạt được điểm khá, giỏi. Đề thi Ngữ văn năm nay khó và hay hơn năm ngoái. Do đó, phổ điểm có khả năng thấp hơn năm ngoái vì độ phân hóa cao hơn và yêu cầu kĩ năng cao hơn. Cấu trúc đề thi không gây bất ngờ, nhưng đề thi Ngữ văn năm nay tốt hơn hẳn về những yêu cầu: phân hóa, kiểm tra được kiến thức, kỹ năng mà vẫn giữ được đặc trưng môn học, không sa vào giáo điều.

Đề vẫn theo đúng cấu trúc của Bộ GD&ĐT đã ban hành trước đó. Tuy nhiên, về phần Đọc hiểu dễ gây hiểu nhầm cho giáo viên và học sinh bởi thông thường ở đề minh họa và thử nghiệm trước đó của Bộ GD&ĐT, phần này phần lớn các đoạn văn được cho đều thuộc phong cách báo chí hoặc văn bản chính luận. Phần Đọc hiểu đảm bảo các yêu cầu nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Nội dung "đánh thức tiềm lực" đất nước gần như xuyên suốt yêu cầu của đề văn, trừ câu 2 phần nghị luận văn học. Đây là vấn đề rất sâu sắc, mới mẻ, với học sinh thì ngay bản thân vấn đề đưa ra với các em đã có tính phân loại. Vấn đề tiềm lực nói ở đây không chỉ chỉ là vật chất như khoáng sản, châu báu, rừng đại ngàn, phù sa… mà còn là vấn đề tiềm lực con người, tiềm lực trí tuệ. Với câu hỏi số 4 phần Đọc hiểu và câu số 1 phần Làm văn. Đây là 2 câu hỏi có tính phân hóa rất rõ, đòi hỏi chính kiến, quan điểm học sinh rất rõ ràng, suy nghĩ sâu sắc mới có thể trả lời tốt câu hỏi này.

Câu nghị luận văn học nhìn qua thì khá gọn gàng, rõ ràng, mạch lạc. Tuy nhiên đề thì khá dài, yêu cầu học sinh phải tổng hợp kiến thức rất rõ của 2 bài lớp 11 và 12. Đặc biệt đề yêu cầu học sinh vận dụng các thao tác rất rõ như phân tích; so sánh; bàn luận nhận xét đánh giá vấn đề. Nếu học sinh chủ động được kiến thức và bám sát thao tác lập luận mới có thể đạt được điểm cao. Với đề thi này, tôi cho phổ điểm môn Văn sẽ không cao hơn năm trước.

Về liên hệ giữa hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa thơ mộng với hình ảnh bạo lực gia đình, chuyên gia này cho rằng, đó chính là sự đối lập giữa thế giới nghệ thuật và thế giới thực tế của cuộc sống. Cũng giống như sự đối lập giữa phố huyện trong bóng tối và con tà qua là cách liên hệ hợp lý, gợi lên nhiều ý liên tưởng sâu sắc.

Về kĩ năng kiến thức, đề thi khá hay, nhất là với câu hỏi về đánh thức tiềm lực của cá nhân. Đề thi phân hóa học sinh tốt, một mặt có thể giúp các em có học lực bình thường đỗ tốt nghiệp, đồng thời phân hóa cao ở phần so sánh liên hệ ở câu “suy nghĩ về sứ mạng đánh thức tiềm lực” mỗi người và ở phần so sánh trong câu nghị luận văn học. Đề thi này hay hơn năm ngoái, khó hơn đề năm ngoái vì có nâng cao hơn do đó phổ điểm có khả năng thấp hơn năm ngoái vì độ phân hóa cao hơn và yêu cầu kĩ năng cao hơn.

Câu 3: Tác dụng của biện pháp câu hỏi tu từ: Lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao? Thể hiện thái độ băn khoăn trăn trở day dứt nội tâm vì những tiềm lực tự nhiên trong lòng đất chưa được khai thác đúng mức để làm giàu cho mặt đất.

Câu 4: HS bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng phải trình bày lí do xác đáng.

Đồng tình: Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên nhưng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, đất nước còn nghèo, nền kinh tế còn chậm phát triển và tụt hậu so với khu vực.

Không đồng tình: Tiềm năng tự nhiên chỉ là một phần, quan trọng vẫn là tiềm năng con người nhất là trong nền kinh tế tri thức ngày nay. Đất nước đã có nhiều hội nhập và phát triển, đạt được những thành tựu nhất định, bộ mặt đất nước đã có nhiều đổi khác.

Vừa đồng tình vừa không đồng tình: Đất nước có nhiều tiềm năng nhưng mới chỉ khai thác một phần. Còn nhiều cơ hội, lợi thế cho phát triển đất nước.

  1. Làm văn

Câu 1:

  1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về sứ mệnh đánh thức tiềm lực của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Phần Làm văn bao gồm có 2 câu hỏi:

Một là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ (không quá một mặt giấy thi). Câu hỏi này chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Vấn đề nghị luận sẽ được rút ra ngay từ ngữ liệu của phần đọc hiểu. Vấn đề đánh thức tiềm lực đất nước khá gần gũi và thiết thực với học sinh, khơi gợi được trách nhiệm xã hội của người viết.

Với đề nghị luận xã hội học sinh cần có những hiểu biết sâu rộng về vấn đề nghị luận, cần biết kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản. Cần chú ý đảm bảo chuẩn dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu.

Câu hỏi còn lại của phần Làm văn là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, chiếm 50% trên tổng số điểm bài thi. Kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 30% trong câu nghị luận văn học. Phần liên hệ với tác phẩm lớp 11 khá cơ bản, không “đánh đố” học sinh nhưng không dễ, tạo nên sự phân hóa khá rõ đối với người làm bài. Phổ điểm sẽ ở mức 6, 7 điểm; số học sinh đạt điểm 8 trở lên sẽ không nhiều như năm trước.

Câu 2 tuy là văn chương, nhưng cũng có khuynh hướng xã hội là vấn đề bạo lực trong gia đình và chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác văn học. Nếu chỉ phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu hay Hai đứa trẻ của Thạch Lam thì khá dễ và rất dễ sa vào văn mẫu. Nhưng ở đây, yêu cầu thí sinh so sánh hai tác phẩm và nhận xét về cách nhìn hiện thực thì không dễ chút nào. Học sinh trung bình thường khó làm được tốt, trong khi học sinh khá giỏi có "đất diễn". Vì vậy câu này vừa tránh được văn mẫu, vừa hay, lại vừa có tác dụng phân loại trình độ học sinh.

Ở đề thi này, đề thi đưa ra kĩ năng đọc hiểu một đoạn thơ, một văn bản nghệ thuật. Một số giáo viên có thể không bất ngờ và học sinh được ôn tập kĩ càng có tiếp cận được cách ra đề này nhưng một số có thể bị đánh lừa.

Đánh giá về chất lượng, đề thi khá hay ở chỗ trong phần đọc hiểu đã đề cập đến đoạn thơ lay động của nhà thơ Nguyễn Duy, qua đó đề cập đến tiềm lực của đất nước và tiềm lực tự nhiên, trong đó có tiềm lực tự nhiên còn ngủ yên. Điều này vừa có tính thời sự vừa khơi dậy ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ, của mỗi người trong việc phát triển và đánh thức tiềm lực của đất nước, về lòng yêu nước trong mỗi cá nhân trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. So với cấu trúc mà Bộ ban hành, đề thi khá phù hợp. Ở phần nghị luận văn học, kiến thức hoàn toàn nằm trong chương trình các em đã học từ lóp 11- 12.

>>Xem đáp án chính thức môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2018