1. Khoa ngoại là gì?
Khoa ngoại là chuyên khoa điều trị các bệnh lý ngoại khoa, có nghĩa là điều trị vằng các phương pháp phẫu thuật.
Một trong những khoa quan trọng trong hệ thống bệnh viện tại Việt Nam, có liên quan đến việc điều trị, quản lý cũng như đánh giá tình trạng của các bệnh nhân mắc ung thư hoặc ghép gan. Tuy nhiên cũng có trường hợp thì phẫu thuật được thực hiện với mục đích phẫu thuật thẩm mỹ.
Trong quá trình điều trị các bệnh lý tại khoa ngoại thì thường sử dụng các chất gây tê hay gây mê tại chỗ và thực hiện phẫu thuật bằng các dụng cụ, trang thiết bị hỗ trợ tiến tiến nhằm tiếp cận đến những vị trí cần thực hiện điều trị.
Để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh cho người dân, các nghiên cứu tìm tòi về điều trị ngoại khoa vẫn luôn được quan tâm cao nhất. Hiện nay, việc điều trị ngoại khoa tại Việt Nam cũng có những bước tiến quan trọng với vi phẫu thuật, phẫu thuật nội soi...
- Trong các trường hợp dưới đây, người bệnh sẽ được hướng dẫn đến khoa ngoại để tư vấn điều trị phẫu thuật:
- Khi được chẩn đoán và xác định chính xác là bệnh cần khoa ngoại can thiệp và phẫu thuật thì người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn, giải thích chi tiết về các vấn đề có liên quan, đưa ra kết quả xét nghiệm và hướng điều trị phẫu thuật.
- Người bệnh được các bác sĩ đa khoa hay các chuyên gia về tim mạch, bác sĩ thần kinh, thận học… Khi dó những bác sĩ ở từng lĩnh vực đó cần kết hợp chặt chẽ để xem xét và đưa ra kết quả cuối cùng là có cần thiết phải phẫu thuật hay không.
- Trong suốt quá trình hoặc sau khi đã kết thúc ca phẫu thuật đã xong thì các bác sĩ vẫn cần tiếp tục theo dõi xem bệnh nhân có gặp biến chứng gì sau đó hay không để thực hiện xử lý kịp thời.
- Hầu hết các ca phẫu thuật dù có thành công hay không thành công cũng đều khó tránh khỏi các biến chứng có thể xảy ra, do đó người bệnh cần phải được theo dõi thường xuyên ở khoa ngoại.
- Trong các trường hợp khẩn cấp thì những bác sĩ điều trị trực tiếp ở nhà cho người bệnh cần phải đưa ra tư vấn thật nhanh chóng vì lúc này yếu tố thời gian vô cùng quan trọng và thực hiện phẫu thuật nhanh chóng, chính xác.
- Các chuyên ngành khoại khoa bao gồm: phẫu thuật chỉnh hình, ghép các cơ quan, phuẫ thuật mạch máo, nhãn khoa, phẫu thuật nhi, niệu khoa, tai mũi họng, phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật tim, lồng ngực, phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật sinh dục, ung bướu ngoại khoa, ngoại chấn thương, ngoại tiết niệu...
2. Khoa ngoại gồm những bệnh gì? Các bước điều trị Ngoại khoa?
Các bệnh Ngoại khoa bao gồm những loại bệnh được xảy ra bởi nguyên nhân rối loạn các hoạt động hoặc là thay đổi những cấu trúc của cơ quan trong cơ thể mỗi con người.Nhưng hầu hết những thay đổi này sẽ được điều chỉnh bằng cách sử dụng thuốc hoặc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật với các kỹ thuật mổ xẻ nhằm mục đích điều chỉnh các cơ quan trong cơ thể. Phương pháp điều trị hiệu quả và được thực hiện nhanh chóng hiện nay, nhưng nhược điểm là khá nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm bên trong.
Các bạn hãy cùng tìm hiểu quá trình phẫu thuật được dùng trong điều trị bệnh Ngoại khoa như:
Chuẩn bị trước cho quá trình điều trị
Khi đã được bác sĩ chỉ định phẫu thuật thì người bệnh cần thực hiện công tác chuẩn bị như:
- Trong những trường hợp cần phẫu thuật gấp để cấp cứu thì bác sĩ sẽ trực tiếp làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng gan, thận, chức năng đông máu… trong trường hợp cần thiết sẽ chụp X- quang các bộ phận như tim, phổi… nhằm mục đích kiểm tra hoạt động có bình thường hay không.
- Tiếp đến sẽ tiến hành gây mê trước khi phẫu thuật. Người bệnh cần thông báo cho các bác sĩ biết tình trạng sức khỏe hiện tại, trước đó có sử dụng loại thuốc nào để điều trị bệnh hay không.
- Trong trường hợp không quá nguy kịch cần cấp cứu thì người bệnh hãy nên ăn uống nhẹ nhàng trước mỗi ca phẫu thuật. Người bệnh cũng cần dừng các loại thuốc kháng viêm, thuốc chống đông máu trước đó ít nhất 1 tuần. Nếu bệnh nhân có các vấn đề về tim mạch, tiểu đường cũng không cần quá lo lắng vì các bác sĩ sẽ điều trị nội khoa cho người bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Các phẫu thuật khác liên quan đến thoát vị bẹn hoặc sỏi túi mật thì nên thực hiện một số xét nghiệm vào buổi sáng và nếu các thông số ổn định thì có thể tiến hành luôn phẫu thuật vào buổi trưa.
Chăm sóc sau khi mổ
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau hoặc khó chịu sau quá trình phẫu thuật. Nếu thấy tình trạng sức khỏe ổn định thì người bệnh nên ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên nên nhớ tránh vận động nặng để không gây ra các biến chứng sau khi phẫu thuật.
Tất cả các chỉ số hoạt động và những chức năng hoạt động lại bình thường thì người bệnh có thể xuất viện sau đó khoảng 2 – 3 ngày. Sau đó khi về nhà mà thấy có các biểu hiện như đau bụng, vết mổ bị đau hoặc chảy dịch kèm theo sốt cao thì nên thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để tiến hành xử lý nhanh chóng, kịp thời.
3. Mục tiêu của khoa Ngoại
Khoa ngoại được hình thành trong hệ thống các bệnh viện lớn tại Việt Nam nhằm mục tiêu:
- Giúp người bệnh điều trị các bệnh lý trong cơ thể mà không cần chịu nhiều đau đớn, tổn thương hoặc khó chịu trong quá trình hội phục.
- Khi tham gia điều trị tại khoa ngoại người bệnh sẽ được tư vấn các kỹ thuật phù hợp, tiên tiến nhất để cứu chữa cho bệnh lý. Đồng thời giảm bớt những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
- Tư vấn giúp cho bệnh nhân hiểu được căn bệnh đó một cách đầy đủ và chi tiết nhất cũng như đề phòng các rủi ro, biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
- Lên kế hoạch chi tiết việc phẫu thuật cho người bệnh.
- Sau khi tiến hành phẫu thuật cũng cần theo dõi sát sao quá trình hồi phục, nhất là trong khoảng thời gian 24 – 48 giờ đầu sau phẫu thuật.
Bác sĩ Ngoại khoa là gì? Các bác sĩ khoa Ngoại là những bác sĩ chuyên về các thủ tục phẫu thuật điều trị các bệnh lý liên quan đến ngoại khoa. Để trở thành bác sĩ chuyên khoa thì ngoài 4 năm đại học thì bạn cần phải học thêm ít nhất 2 năm theo chương trình cư trú thì mới coi như hoàn thành và được ghép làm việc tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp khác trên cả nước.
Một bác sĩ khoa Ngoại cần thực hiện được các công việc như:
- Tiến hành khám và đánh giá chính xác triệu chứng của người bệnh và từ đó chẩn đoán được mà người bệnh mắc phải.
- Giải thích cho bệnh nhân hiểu được căn bệnh trong cơ thể họ, từ đó tư vấn hướng dẫn cho họ hiểu hướng điều trị căn bệnh đó.
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng chính xác đơn thuốc phù hợp với bệnh.
Ngoài ra để trở thành bác sĩ chuyên khoa Ngoại giỏi thì bản thân mỗi người cần thường xuyên học hỏi, trau dồi và tích lũy các kiến thức y khoa mới và biết áp dụng xác các kỹ thuật khoa học tiên tiến vào công việc.
Với những thông tin ở trên, Ban tư vấn tuyển sinh của Trường Cao Đẳng Dược Hồ Chí Minh đã chia sẻ một cách khá chi tiết về khoa Ngoại. Sẽ còn nhiều bài viết hữu ích khác về hướng nghiệp cùng chuyên mục này, bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật tin tức nhanh nhất nhé!