Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Con gái có nên học ngành kỹ thuật Dầu khí hay không?

Cập nhật: 06/02/2020 15:17 | Nhâm PT

Việt Nam thường được biết đến là đất nước có rừng vàng, biển bạc với tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng khoáng sản. Dầu khí là một trong những loại khoáng sản phổ biến ở nước ta, có đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của quốc gia. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu ngành Kỹ thuật dầu khí là gì? chương trình đào tạo ngành kỹ thuật dầu khí từ đó có lựa chọn phù hợp cho bản thân.

Con gái có nên học ngành kỹ thuật Dầu khí hay không?

Ngành Kỹ thuật dầu khí là gì?

Ngành dầu khí ở nước ta hiện nay là ngành còn khá non trẻ với nguồn nhân lực hạn chế nên nguồn nhân lực không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng. Ngành kỹ thuật dầu khí là hợp kỹ thuật bao gồm những hoạt động như thiết kế, phân tích, xử lý nghiên cứu các vấn đề thuộc kỹ thuật dầu khí như Tìm kiếm-thăm dò dầu khí; Địa chất dầu khí; Kỹ thuật khoan - khai thác và công nghệ dầu khí.

Ngành kỹ thuật Dầu khí với nguồn nhân lực hạn chế

Ngành kỹ thuật Dầu khí với nguồn nhân lực hạn chế

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật dầu khí là một trong những nội dung được nhiều bạn trẻ tìm kiếm hiện nay. Việt Nam từ trước tới nay chủ yếu xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu dầu tinh để phục vụ nhu cầu của trong nước phát triển nền kinh tế, đời sống con người các sản phẩm đó là xăng dầu, khí nén cao áp, điện khí và năng lượng sạch.

Hiện nay chỉ có một số nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động nhưng nó chỉ mới cung cấp được phần nhỏ nhu cầu phục vụ trong nước, sự bùng nổ dân số và các ngành công nghiệp hiện nay đang tiếp tục phát triển ngày càng tăng, không chỉ ngắn hạn mà còn dài hạn, nhất là sự tăng tốc của các ngành giao thông vận tải vì nhu cầu đi lại ngày một nhiều.

Ngành Kỹ thuật dầu khí đem lại nhiều cơ hội phát triển và đổi mình mạnh mẽ cho rất nhiều người. Đây là ngành có mức độ quan trọng đối với cuộc sống của mọi người, theo xu hướng, đây là ngành cả nam và nữ đều phù hợp để theo đuổi.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật dầu khí

Khi theo học ngành Kỹ thuật dầu khí, sinh viên sẽ được nhà trường chú trọng đào tạo các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về cách phân tích và xử lý số liệu, trang bị kiến thức về các loại khoáng vật, theo dõi địa chất giếng khoan, từ các nguồn tài liệu khác nhau như tài liệu giếng khoan vẽ bản đồ, biểu đồ, mặt cắt địa chấn, mặt cắt thuộc chuyên ngành, bản đồ và mặt cắt địa chất, lập báo cáo về cơ sở địa chất giếng khoan, khảo sát thực địa, đánh giá tiềm năng dầu khí, tài liệu theo dõi khai thác, thành lập Thiết đồ địa chất kỹ thuật giếng khoan, và tính trữ lượng dầu khí. Nghiên cứu, phân tích tổng hợp hiện trạng khai thác để xây dựng mô hình địa chất của mỏ ở từng giếng và cụm giếng khoan phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò để tìm ra các nguyên nhân địa chất, khai thác và phát triển mỏ dầu khí làm cơ sở để đưa ra các giải pháp khai thác dầu và làm tăng lượng nước và mô hình hóa tầng chứa cũng như nâng cao hệ số thu hồi dầu.

HỌC KỲ 1

HỌC KỲ 2

1

Tiếng Anh 1 1 Tiếng Anh 2

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

Đại số 3 Giải tích

4

Phương pháp học đại học và nghiên cứu 4
Nhập môn dầu khí

5

Tin học (+TH) 5
Kiến tập định hướng nghề nghiệp

6

GDTC 1 6 Tư tưởng HCM

 

  7 GDTC 2

 

  8
Giáo dục Quốc phòng - An ninh

HỌC KỲ 3

HỌC KỲ 4

1

Tiếng Anh 3 1 Tiếng Anh 4

2

Xác suất thống kê 2 Vật lý 2 (+TN)

3

Vật lý 1 (+TN) 3 Cơ học lý thuyết

4

Hóa đại cương (+TN) 4
Điện - Điện tử (+TH)

5

Kỹ năng nghề nghiệp 5
Địa chất đại cương (+TH)

6

Tự chọn 1 6 Vẽ kỹ thuật

7

GDTC 3    

HỌC KỲ 5

HỌC KỲ 6

1

Tiếng Anh 5 1 Kỹ thuật khoan

2

Địa vật lý đại cương 2
TH/TN Kỹ thuật khoan

3

Cơ học đất - đá 3
Địa vật lý giếng khoan

4

Sức bền vật liệu (+TH) 4 Địa chất dầu khí

5

Kỹ thuật nhiệt 5 Kinh tế dầu khí

6

Cơ lưu chất (+TN) 6
An toàn lao động và bảo vệ môi trường

7

Tự chọn 2 7 Tự chọn 3

 

  8
Thực tập nghề nghiệp 1 (hè)

HỌC KỲ 7

HỌC KỲ 8

1

Hoàn thiện và kích thích giếng 1
Dung dịch khoan và xi măng (+TH/TN)

2

Kỹ thuật khai thác 2
Thiết kế giếng khoan và kiểm soát giếng

3

TH/TN kỹ thuật khai thác 3
Thu gom, xử lý và vận chuyển dầu khí (+TH/TN)

4

Vật lý vỉa (+TH/TN) 4
Phân tích thử vỉa (+TH)

5

Đồ án Công nghệ khoan 5
Đồ án Công nghệ khai thác

6

Công nghệ mỏ 6 Tự chọn 5

7

TH/TN Công nghệ mỏ 7 Tự chọn 6

8

Tự chọn 4 8
Thực tập nghề nghiệp 2 (hè)

HỌC KỲ 9

HỌC KỲ 10

1

Cơ sở mô phỏng vỉa dầu khí 1
Thực tập tốt nghiệp

2

Đồ án Công nghệ mỏ 2 Đồ án tốt nghiệp

3

Tự chọn 7    

4

Tự chọn 8    

6

Tự chọn 9    

7

Tự chọn 10    

8

Tự chọn 11    

9

Tự chọn 12    

10

Tự chọn 13    

HỌC PHẦN TỰ CHỌN

Tự chọn 1 (2 TC)

Tự chọn 2, 3, 4 (6 TC)

1

Pháp luật Việt Nam đại cương 1
Thạch học (đá trầm tích)

2

Phương pháp tính 2
Kỹ thuật đo lường

 

  3 Thiết bị thủy khí

 

  4 Chi tiết máy

 

  5
Tự động hóa trong kỹ thuật dầu khí
Tự chọn 5-13 (18 TC)

 

 

1

Công nghệ khai thác và xử lý khí
   

2

Thu hồi dầu tăng cường    

3

Tối ưu khai thác    

4

Khai thác dầu nặng    

5

Công nghệ khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam
   

6

Công nghệ khoan định hướng và vươn xa
   

7

Công nghệ khoan dầu khí vùng nước sâu
   

8

Công nghệ khoan trong môi trường phức tạp
   

9

Quản lý mỏ dầu khí    

10

Phát triển mỏ dầu khí    

11

Phát triển khai thác các mỏ cận biên
   

12

Hủy mỏ    

Theo Đại học Dầu khí Việt Nam

Nội dung các học phần bắt buộc kiến thức cơ sở ngành

Kỹ thuật dầu khí đại cương

Kỹ thuật khai thác mỏ; Kỹ thuật xây dựng giếng dầu khí; Tổng quan về công nghiệp dầu khí; Thu gom và xử lý chất lưu khai thác; Kỹ thuật khai thác giếng; Vận chuyển và cất chứa tạm thời.

Địa chất đại cương

Các học thuyết về địa kiến tạo, Khái quát về địa chất học; Thành phần vật chất vỏ trái đất; Vị trí trái đất trong hệ mặt trời; Các quá trình địa chất ngoại sinh; Các quá trình địa chất nội sinh;

Địa chất cấu tạo

Các cấu tạo do trầm tích; Khái niệm cơ bản về cấu tạo địa chất; Nếp uốn và uốn nếp; Bất chỉnh hợp; Đứt gãy và đới trượt; Các cấu tạo khác do biến dạng; Các cấu tạo có nguồn gốc kiến tạo;

Trắc địa đại cương

Sai số đo đạc; Các khái niệm cơ bản trong trắc địa; Đo chiều dài; Đo góc; Lưới khống chế mặt bằng; Đo vẽ bản đồ địa hình và mặt cắt;Đo độ cao và lưới khống chế độ cao; Ứng dụng của trắc địa - bản đồ trong kỹ thuật dầu khí; Xác định các yếu tố địa hình trên bản đồ;

Hình học hoạ hình

Các bài toán vẽ giao tuyến, Các phép biến đổi hình chiếu; Giới thiệu các phép chiếu; Điểm, đường thẳng, mặt phẳng; Đường cong và các mặt;

Vẽ kỹ thuật

Giới thiệu các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ; Các hình biểu diễn; Vẽ hình học; Vẽ quy ước các mối ghép; Hình chiếu trục đo; Bản vẽ chi tiết;Vẽ quy ước bánh răng và lò xo; Bản vẽ lắp.

Cơ học lý thuyết

Các khái niệm cơ bản về tĩnh học; Hệ lực không gian; Hai hệ lực cơ bản; Động học điểm; Ma sát; Hai chuyển động cơ bản của vật rắn; Hợp chuyển động vật rắn; Hợp chuyển động điểm; Vật rắn quay quanh một điểm cố định; Cơ sở lý thuyết về động lực học; Các định lý tổng quát của động lực học; Chuyển động song phẳng; Nguyên lý Đalambe; Động lực học vật rắn; Hình học khối lượng; Va chạm; Cơ sở của cơ học giải tích;

Sức bền vật liệu

Trạng thái ứng suất; Cơ sở lý thuyết về ngoại lực - nội lực; Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang; Các thuyết bền; Thanh chịu kéo nén đúng tâm; Thanh thẳng chịu xoắn thuần tuý; Thanh thẳng chịu uốn phẳng; Thanh chịu lực phức tạp.

Kỹ thuật nhiệt

Cơ bản về nhiệt động kỹ thuật; Định luật nhiệt động thứ hai; Định luật nhiệt động; Hơi nước và chu trình thiết bị động lực hơi nước; các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng; Các chu trình sử dụng khí; Các quá trình của không khí ẩm; Các quá trình đặc biệt của khí và hơi; Dẫn nhiệt; Truyền nhiệt; Trao đổi nhiệt đối lưu; Chu trình thiết bị lạnh; Trao đổi nhiệt bức xạ và thiết bị trao đổi nhiệt.

Kỹ thuật điện

Cơ bản về mạch điện; Các phương pháp giải mạch sin xác lập; Mạch điện hình sin; Mạch điện ba pha; Máy điện không đồng bộ; Máy điện; Máy biến áp; Máy điện một chiều; Máy điện đồng bộ ba pha.

Kỹ thuật điện tử

Các linh kiện bán dẫn cơ bản; Các phương pháp phân tích và thiết kế; Transistor trường; Diode; Các mạch ứng dụng; Mạch khuyếch đại; Transistor lưỡng cực; Mạch logic; Kỹ thuật điện tử số;

Thuỷ khí động lực học

Cơ bản về cơ học thuỷ khí; Cơ bản của thuỷ khí động học; Tĩnh học; Động học; Dòng chất lỏng chảy đều trong ống; Dòng chảy thế của chất lỏng lý tưởng;Phân tích thứ nguyên và tương tự;

Chuyển động một chiều của chất khí.

Địa vật lý đại cương

Thăm dò trọng lực và từ; Đại cương về các phương pháp địa vật lý; Thăm dò phóng xạ; Thăm dò địa chấn; Ứng dụng địa vật lý trong kỹ thuật dầu khí; Phương pháp địa vật lý giếng khoan; Thăm dò điện;

Công nghệ vật liệu

Tổng quan về vật liệu kim loại và phi kim loại; Cơ tính của vật liệu; Cấu tạo của vật liệu; Vật liệu polymer;Vật liệu kim loại thông dụng; Bảo vệ vật liệu; vật liệu composite;Vật liệu vô cơ;

Nên học kỹ thuật dầu khí ở trường nào?

Nếu có ý định theo học ngành Kỹ thuật dầu khí, học sinh có thể tham khảo một số trường đại học hiện nay có đào tạo ngành này như: Đại Học Dầu Khí Việt Nam (Khối A), Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng (Khối A), Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM (Khối A, A1), Đại Học Mỏ Địa Chất (Khối A ).

Theo số liệu thống kê thì Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 28 trên tổng số 52 quốc gia trên thế giới đang sở hữu nguồn tài nguyên dầu khí. Nhiều lợi thế về tài nguyên dầu khí nên lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam luôn đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Nhiều năm trước, học sinh nộp hồ sơ vào ngành kỹ thuật dầu khí rất nhiều, điểm chuẩn cũng ở mức cao, tuy nhiên vài năm gần đây lại có xu hướng giảm. Sự giảm sút điểm trúng tuyển trong nhóm ngành kỹ thuật địa chất - dầu khí vì do sự biến động của dầu thô trên thị trường thế giới, dầu thô không còn là nguồn đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước chính điều này đã khiến cho học sinh lo lắng về các cơ hội việc làm của mình ngay sau khi ra trường.

Con gái có nên học ngành kỹ thuật dầu khí hay không?

Con gái có nên học ngành kỹ thuật dầu khí hay không là thắc mắc của nhiều em học sinh nữ khi bản thân yêu thích ngành nghề này. Thực tế thì dầu khí luôn nắm giữ một vai trò rất cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, người làm trong ngành này cũng nhận mức lương rất cao. Sinh viên của ngành kỹ thuật dầu khí thường được nói vui là “kỹ sư ngàn đô” của tương lai vì thế càng tìm thấy thêm động lực để các em theo đuổi ngành dầu khí này trong tương lai. Dù là nữ hay nam thì công việc này cũng hoàn toàn phù hợp cho các bạn theo đuổi.

Con gái có nên học ngành kỹ thuật dầu khí hay không?

Con gái có nên học ngành kỹ thuật dầu khí hay không?

Vị trí việc làm phổ biến của ngành kỹ thuật dầu khí

Công việc của kỹ sư kỹ thuật dầu khí được nhận định là khá phong phú, công việc của họ là mô tả các loại khoáng vật, nhận biết, theo dõi địa chất giếng khoan và xử lý tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động, thực hiện việc phác thảo và vẽ bản đồ, bản đồ và mặt cắt, địa chấn, phục vụ cho quá trình nhận định phương án phác thảo.

Làm công việc phân tích và nghiên cứu và đánh giá tiềm năng dầu khí, thăm dò hoạt động, phương án tìm kiếm của những người làm kỹ thuật về dầu khí, thực hiện việc nhận xét, phân tích, lập báo cáo về cơ sở từ đó tính trữ lượng dầu khí cho bên công trình

Phân tích hiện trạng cùng nghiên cứu, giải tài liệu và mô hình địa chấn hay nghiên cứu về mô hình hóa cho công cuộc khai thác ở từng giếng và cụm giếng khoan

Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực hiện tại cho ngành dầu khí thì cần có sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật dầu khí truyền thống và các khoa học quản lý. Điều này tạo ra thách thức và đồng thời tiếp cận thêm nhiều cơ hội nếu như các bạn quyết tâm theo đuổi về ngành học.

Sinh viên khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật dầu khí có cơ hội được làm việc ở tại môi trường chuyên nghiệp như trở thành nhà nghiên cứu khoa học đúng năng lực chuyên môn của mình, bạn có thể trở thành giảng viên và truyền đạt các tri thức cho các học sinh của mình thành những người có năng lực và đóng góp cho cuộc sống ngày một phát triển hơn nữa.

Sinh viên khi tốt nghiệp có thể trở thành những kỹ sư dầu khí chuyên nghiệp giải quyết những sự cố tại các công trình khai thác ngoài biển khơi. Sinh viên òn có thể làm việc tại các viện nghiên cứu hay làm việc ở các giàn khai thác dầu khí trên biển. Ngoài ra còn có rất nhiều công việc hấp dẫn khác nhau trong lĩnh vực dầu khí được công ty tuyển dụng, các bạn có thể tìm hiểu thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài các trường đại học kể trên, các em có thể học ở các trường ĐH và CĐ khác đào tạo ngành này. Chắc hẳn những thông tin của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn về chương trình đào tạo ngành kỹ thuật dầu khí và thông tin con gái có nên học ngành kỹ thuật dầu khí hay không ở trên bài viết đã giúp các em trả lời được những thắc mắc của mình từ đó có thể lựa chọn được trường học phù hợp để theo đuổi đam mê ngành học của mình.