Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Ngành Kế toán - Kiểm toán là gì? Các trường đại học có ngành Kế toán - Kiểm toán?

Cập nhật: 17/06/2020 17:35 | Trần Thị Mai

Ngành Kế toán – Kiểm toán là một trong những ngành nghề mang tính đặc thù và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các trường đào tạo ngành Kế toán – kiểm toán, điểm chuẩn và cơ hội việc làm của ngành bên dưới bài viết!

Ngành Kế toán - Kiểm toán là gì? Các trường đại học có ngành Kế toán - Kiểm toán?

1. Giới thiệu về ngành Kế toán – Kiểm toán

Kế toán – Kiểm toán là hai khái niệm khác nhau với những công việc đặc thù và khác biệt, tuy nhiên không thể tách rời.

Kế toán thực hiện các công việc như thu thập và ghi chép các giao dịch tài chính, các khoản thu chi của doanh nghiệp và phân tích chúng.

Kiểm toán thực hiện các công việc kiểm tra sổ sách kế toán và xem xét có đúng pháp luật bằng cách dựa vào các tài liệu với những bằng chứng liên quan, lợi nhuận của công ty để phân tích tình hình tài chính…

Nhìn ở mức độ rộng hơn thì bộ phận Kiểm toán – Kế toán là công vụ đắc lực để quản lý nền kinh tế nhà nước.

- Các môn học của ngành Kế toán - kiểm toán:

Khối kiến thức Giáo dục đại cương

1

Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*)

18
Tin học căn bản (*)
2

Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*)

19
TT. Tin học căn bản (*)
3

Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*)

20
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
4

Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*)

21
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
5

Giáo dục thể chất 1+2+3 (*)

22
Tư tưởng Hồ Chí Minh
6

Anh văn căn bản 1 (*)

23
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
7

Anh văn căn bản 2 (*)

24
Pháp luật đại cương
8

Anh văn căn bản 3 (*)

25
Xác suất thống kê
9

Anh văn tăng cường 1 (*)

26 Toán kinh tế 1
10

Anh văn tăng cường 2 (*)

27
Kỹ năng giao tiếp
11 Anh văn tăng cường 3 (*) 28
Logic học đại cương
12

Pháp văn căn bản 1 (*)

29
Cơ sở văn hóa Việt Nam
13

Pháp văn căn bản 2 (*)

30
Tiếng Việt thực hành
14

Pháp văn căn bản 3 (*)

31
Văn bản và lưu trữ học đại cương
15

Pháp văn tăng cường 1 (*)

32
Xã hội học đại cương
16

Pháp văn tăng cường 2 (*)

33 Kỹ năng mềm
17

Pháp văn tăng cường 3 (*)

   

Khối kiến thức cơ sở ngành

34

Kinh tế vi mô 1

44
Hệ thống thông tin kế toán 1
35

Kinh tế vĩ mô 1

45
Chuẩn mực kế toán
36

Nguyên lý thống kê kinh tế

46 Thuế
37

Phương pháp nghiên cứu trong Tài chính - Kế toán

47
Tài chính – Tiền tệ
38

Nguyên lý kế toán

48
Marketing căn bản
39

Phương pháp tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề

49 Kinh tế quốc tế
40

Luật Kinh tế

50 Kinh tế lượng
41

Kiểm toán 1

51 Quản trị học
42

Kế toán quản trị 1

52
Ứng dụng toán trong kinh doanh
43

Kế toán tài chính 1

   

Khối kiến thức chuyên ngành

53

Hệ thống kiểm soát nội bộ

72
Phân tích hoạt động kinh doanh
54

Kiểm toán 2

73
Kinh tế học ngân hang
55

Kiểm toán hoạt động

74
Quản trị rủi ro tài chính
56

Kiểm toán Nhà nước

75
Thị trường chứng khoán
57

Tổ chức thực hiện công tác kiểm toán

76
Quản trị văn phòng
58

Kế toán tài chính 2

77
Quản trị tài chính các công ty đa quốc gia
59

Anh văn chuyên ngành Tài chính - Kế toán

78
Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
60

Kế toán ngân hàng

79 Đầu tư tài chính
61

Phân tích báo cáo tài chính

80
Nghiên cứu marketing
62

Quản trị tài chính

81 Định giá tài sản
63

Chuyên đề ngành kiểm toán

82
Quản trị nguồn nhân lực
64

Kiểm toán môi trường

83
Quan hệ công chúng
65

Ứng dụng phần mềm trong kế toán

84
Khởi sự doanh nghiệp
66

Kế toán hành chính sự nghiệp

85
Luận văn tốt nghiệp - Kiểm toán
67

Hệ thống thông tin kế toán 2

86
Tiểu luận tốt nghiệp - Kiểm toán
68

Kế toán và khai báo thuế

87 Dự báo kinh tế
69

Kế toán tài chính 3

88
Chuẩn mực kiểm toán
70

Kế toán quản trị 2

89
Pháp luật kiểm toán
71

Tổ chức thực hiện công tác kế toán

90
Seminar kiểm toán

2. Cơ hội việc làm ngành Kế toán – Kiểm toán

Đây là hai lĩnh vực thuộc kế toán tài chính và đều làm việc trên những con số và dữ liệu nhưng trên thực tế là hai ngành nghề với những nhiệm vụ đặc thù khác nhau. Tuy nhiên sau khi ra trường cơ hội việc làm rộng mở và các ứng viên có bằng Kế toán – Kiểm toán có thể làm các công việc như:

Trở thành nhân viên kế toán

  • Thực hiện các công việc như thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh từ các phòng ban khác như phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng… vào chứng từ kế toán là phiếu thu, phiếu nhập hóa đơn bán hàng.
  • Ghi chép chi tiết các hoạt động tài chính vào sổ kế toán chính xác, từ đó làm báo cáo gửi lên cấp trên để đưa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp hơn với hoạt động kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tổ chức…

Làm nhân viên môi giới chứng khoán

  • Công việc cần làm của vị trí này là tìm kiếm và phát triển thị trường, khách hàng tiềm năng và thực hiện các phương án duy trì mối quan hệ với các khách hàng.
  • Thực hiện tư vấn, giải thích phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán cho các khách hàng.
  • Đồng thời đứng lên quản lý tài khoản, lập báo cáo phân tích thị trường và báo cáo kế hoạch kinh doanh định kỳ.

Thủ quỹ

  • Thủ quỹ là người kiểm tra tiền mặt một cách hợp pháp trước khi xuất tiền, nhập tiền khỏi quỹ.
  • Phân loại đúng tiền mặt, phân loại tiền và sắp xếp khoa học để dễ dàng nhận biết, xuất nhập tiền.
  • Kiểm kê đối chiếu quỹ hàng ngày kết hợp với kế toán tổng hợp, chi trả lương cho nhân viên và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao từ Ban lãnh đạo.

Kiểm toán viên

  • Thực hiện phân tích mục tiêu nguồn tài liệu thu thập được dựa trên kế hoạch kiểm toán, kiểm tra, giám sát tiến độ, khối lượng công việc của các doanh nghiệp và lưu trữ chứng từ, hồ sơ liên quan đến công việc.
  • Ghi nhận, đưa ra phương án giải quyết cho các khó khăn, vướng mắc phát sinh với đối tác.
  • Thu – chi sử dụng nguồn nhân lực, tài sản công ty, tuân thủ đúng theo quy luật của nhà nước, quy chế, nội quy doanh nghiệp.

Nhân viên phân tích dữ liệu

  • Nhân viên phân tích dữ liệu làm nhiệm vụ tập hợp, theo dõi, phân tích dữ liệu nhằm đưa ra những nhận xét về tiến trình, hoạt động từ các bộ phận trong cùng tổ chức.
  • Báo cáo thường xuyên những hoạt động kinh doanh của tổ chức nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn bằng cách đưa ra biện pháp phù hợp, giải quyết các vấn đề tồn đọng còn lại.
  • Nghiên cứu, phân tích  và đánh giá thị trường, xu hướng và đối thủ.
  • Sử dụng các hệ thống phần mềm, quản lý doanh nghiệp, dữ liệu khách hàng…

Nhân viên kiểm soát nội bộ

  • Thực hiện kiểm soát và đưa ra các hoạt động nhằm kiểm soát tốt nội bộ, từ đó đưa ra đánh giá để thực hiện các biện pháp đổi mới hơn tổ chức với mục đích là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
  • Lập biên bản và xử lý các vi phạm của những nhân viên cấp dưới.
  • Thường xuyên kiểm  tra hoạt động khắc phục, thay đổi và hoàn thiện của các bộ phận về các vấn đề mà báo cáo đã có khuyến nghị.

Từ các cơ hội việc làm ở trên, chắc hẳn bạn cũng có thể trả lời thắc mắc Ngành Kế toán có dễ xin việc không?.Bất cứ ngành nào cũng có những khó khăn thử thách riêng nhưng hãy giữ vững ngọn lửa đam mê trong mình và theo đuổi đến cùng để đạt được thành công nhé!

nganh-kiem-toan-ke-toan
Các trường đại học có ngành Kế toán Kiểm toán?

3. Các trường có đào tạo ngành Kiểm toán – Kế toán

Bên cạnh việc tìm hiểu các trường có đào tạo ngành Kế toán thì dưới đây Ban tư vấn tuyển sinh của nhà trường sẽ chia sẻ đến bạn đọc các trường có đào tạo ngành Kiểm toán - Kế toán:

Khu vực TP.HCM

  • Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
  • Trường Đại học Tài chính - Marketing
  • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM
  • Trường Đại học Văn Lang
  • Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
  • Trường Đại học Hoa Sen
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Trường Đại học Sài Gòn
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại học Mở TP.HCM
  • Trường Đại học Ngoại thương (Phía Nam)
  • Trường Đại học Dân lập Văn Lang
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Khu vực Hà Nội

  • Trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)
  • Học viện Ngân hàng
  • Học viện Tài chính
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Trường Đại học Hà Nội
  • Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trường Đại học Thủy lợi
  • Trường Đại học Thương mại
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Trường Đại học Thăng Long
  • Trường Đại học Lao Động – Xã hội ( Cơ sở Sơn Tây)
  • Trường Đại học Lao Động – Xã hội ( Cơ sở Hà Nội)
  • Trường Đại học Bách Khoa.
  • Trường Đại học Giao thông Vận tải.
  • Đại học Ngoại thương (Cơ sở Phía Bắc)

Khu vực Miền Trung

  • Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế - Đại học Huế
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Kinh Tế Nghệ An
diem-chuan-nganh-ke-toan-kiem-toan
Ngành Kế toán - Kiểm toán có mức điểm chuẩn như thế nào?

>> Tham khảo: Các thông tin tuyển sinh ngành Cao đẳng Điều Dưỡng 

4. Điểm chuẩn năm 2019 ngành Kế toán - Kiểm toán

Dưới đây là điểm chuẩn ngành Kế toán - Kiểm toán của một số trường Đại học năm 2019:

STT Tên trường Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn Ghi chú
1 Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM   920.0 Điểm chuẩn dựa vào kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM
2 Đại học Luật TP.HCM A00, A01, D01, D03, D06, D84, D87, D88 17.0 Điểm xét tuyển chính thức theo đề án tuyển sinh riêng
3 Đại Học Nha Trang   6.50 Điểm chuẩn điểm tốt nghiệp THPT
4 Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM   600.00 Điểm chuẩn dựa vào kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM
5 Đại học Công Nghệ TPHCM - HUTECH A00, C00, D01 18.00 Điểm chuẩn xét tuyển học bạ
6 Đại Học Văn Lang   600.00 Điểm chuẩn dựa vào kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM
7 Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM D01,A01,D07,D11 30.0 Điểm chuẩn xét tuyển học bạ. (Điểm Tiếng Anh nhân hệ số 2)
8 Đại Học Mỏ Địa Chất A00, A01, D01, D07 23.3 Điểm chuẩn xét tuyển học bạ (tiêu chí phụ: Toán)
9 Đại Học An Giang  A00, A01, D01, C15 24.5 Điểm chuẩn xét tuyển học bạ
10 Đại Học Nguyễn Tất Thành   600.00 Điểm chuẩn dựa vào kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM
11 Đại Học Đà Lạt A00, A01, D01, D96 20.0 Điểm chuẩn xét tuyển học bạ
12 ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM A00, A01, B00, D01 18.00 Điểm chuẩn xét tuyển học bạ
13 Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum   16.35 Điểm chuẩn xét tuyển học bạ
14 Đại Học Ngân Hàng TPHCM A00, A01, D01, D90 16.50 Kết quả thi THPT quốc gia 2019
15 Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM A00, A01, D01, D10 19.00 Kết quả thi THPT quốc gia 2019
16 Đại Học Kinh Tế TPHCM A00, A01, D01, D07 14.50 Kết quả thi THPT quốc gia 2019

Thông qua bài viết của Ban tư vấn tuyển sinh của Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên hi vọng bạn đọc đã nắm rõ về các trường đào tạo ngành Kế toán - Kiểm toán. Từ đó bạn sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.