Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
Quy chế mới về việc thi chọn học sinh giỏi quốc gia Bộ GDĐT ban hành Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT vào ngày 10/10/2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/11/2023. Thông tư mới này sẽ thay thế cho thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế trên (Thông tư số 41/2012/TT-BGDĐT, Thông tư số 37/2013/TT-BGDĐT, Thông tư số 02/2023/TT-BGDĐT).
Trong đó các quy chế mới quy định trong việc chọn học sinh giỏi quốc gia sẽ bao gồm: Những quy định chung, các khâu chuẩn bị tổ chức thi từ đề thi, coi thi, chấm thi đến phúc khảo và xử lý kết quả thi, đồng thời cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, báo cáo lưu trữ, thanh tra, khen thưởng đúng đối tượng.
Những quy chế thay đổi này sẽ áp dụng với tất cả các trường THPT, trường THPT có nhiều cấp học, Đại học có trường THPT, các Sở GDĐT, Đại học, những tổ chức, cá nhân có liên quan.
Một số điểm mới cần chú ý trong thông tư 17/2023/TT-BGDĐT mới ban hành như:
- Để đảm bảo tính thực tế và khả thi của một số nội dung nền cần chỉnh sửa để thống nhất, trong đó có đưa ra quy định về số lượng trong những đội tuyển: Tối đa sẽ là 10 thí sinh, tuy nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội là 20 thí sinh…
- Duy trì các buổi thi thực hành môn Hóa học, Vật lý, Sinh học trong kỳ thi chọn đội tuyển Olympic Quốc tế. Trong kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi quốc gia sẽ thay thế việc tổ chức những buổi thực hành thi khi kỳ thi diễn ra bằng các câu hỏi có nội dung liên quan đến kỹ năng thí nghiệm hoặc thực hành.
- Để phù hợp hơn với quy định của các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế nên cần tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trong đó 60% đạt từ giải khuyến khích trở lên (các năm trước tổ chức kỳ thi là 50%) và tổng số giải nhất, nhì, ba không được vượt quá 60% tổng số giải, số thí sinh đạt giải nhất không vượt quá 5% tổng số giải trong kỳ thi. Theo quy chế mới này tỉ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia sẽ tăng lên.
- Cấp giấy chứng nhận trong kỳ thi cho tất cả các học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT ngay cả khi không đạt được giải. Giấy chứng nhận này sẽ giúp cho các thí sinh có tham gia vào cuộc thi THPT được lưu thông tin dài hơn cho cá nhâm.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra để thực hiện có hiệu quả những chức năng quản lý của Bộ GDĐT, bên cạnh đó các giảng viên, chuyên gia khoa học, nghiên cứu viên các học viện, các trường Đại học, giáo viên trường THPT cần nâng cao trách nhiệm chuyên môn trong việc tham gia và tổ chức kỳ thi.
- Những quy định liên quan đến quá trình vận chuyển đề thi được bổ sung thêm để triển khai trong khi vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ và hình thức thi trên máy vi tính có kết nối mạng cục bộ và nội bộ ở môn tin học. Địa điểm tổ chức thi trong kỳ chọn đội tuyển Olympic quốc tế được quy định linh hoạt hơn.
- Bổ sung các quy định liên quan đến vận chuyển đề thi để khi cần thiết triển khai vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ và hình thức thi thi trên máy vi tính kết nối mạng cục bộ/nội đối với môn tin học. Linh hoạt trong quy định địa điểm tổ chức thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế.
Chuyển đổi từ các trường bán công, dân lập sang tư thục
Mới đây 3/10/2023 Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 16/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 41/2020/TT-BGDĐT ngày 3/11/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc bãi bỏ một số những văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành trong lĩnh vực Giáo dục.
Trong đó có bổ sung Điều 1a vào trong Thông tư 41/2020/TT-BGDĐT với nội dung như:
Đối với các cơ sở Giáo dục mầm non, Phổ thông thuộc đối tượng phải chuyển đổi theo đúng quy định của Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT vào ngày 8/5/2009, theo đó các cơ sở Giáo dục mầm non, Phổ thông bán công, dân lập sẽ cần chuyển thành cơ sở Giáo dục mầm non, Phổ thông tư thục, đồng thời những cơ sở Giáo dục mầm non, Phổ thông bán công chuyển sang cơ sở Giáo dục mầm non, Phổ thông công lập.
Trong thông tư 11/2009/TT-BGDĐT đã có quy định về hồ sơ trong quá trình chuyển đổi trường mầm non, phổ thông bán công sang công lập cần có các giấy tờ bao gồm: Tờ trình xin chuyển đổi loại hình trường, đề án về việc chuyển đổi loại hình trường, kiểm kê, báo cáo, phân loại, định giá tài sản, danh sách cán bộ, viên chức trong biên chế, hợp đồng trường chuyển đổi, các hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất...
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 20/11/2023.
Bắt buộc tất cả các cơ sở nằm trong diện phải chuyển đổi sẽ cần hoàn tất việc chuyển đổi theo đúng quy định trong Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT và trước ngày 30/6/2025.
Hy vọng những chia sẻ của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin: Chia sẻ các chính sách mới về Giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2023. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.